Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 68)

Bên cạnh những lợi thế có được và những thành tựu đạt được thì HSC vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Vốn kinh doanh còn hạn chế; chi phí hoạt động còn lớn. Một số mảng hoạt

động kinh doanh còn thiếu hiệu quả chưa tận dụng được những lợi thế cạnh tranh như : hoạt động tư vấn, hoạt động bảo lãnh phát hành.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật- công nghệ còn chưa nhiều và thiếu đồng bộ.

Chiến lược kinh doanh của công ty chưa thực sự rõ ràng, công ty cần tập trung phân khúc lại thị trường.

Sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đa dạng để cho nhà đầu tư có thể có nhiều lựa chọn mà mới chỉ chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ truyền thống, chưa tạo được sự khác biệt. Mảng phân tích kỹ thuật của công ty chưa tạo ra được nét riêng cũng như sự đánh giá cao của giới đầu tư.

Thương hiệu, uy tín của công ty cần tiếp tục nâng cao để có thể cạnh tranh với các công ty chứng khoán có vốn điều lệ với quy mô lớn và ra đời trước năm 2003.

Những nhân tố chính tác động

Nhân tố chủ quan

Công tác quản lý tài chính còn nhiều thiếu xót. Công tác phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, chưa nhận được sự chú trọng đúng mức của Công ty.

Sản phẩm dịch vụ : Công ty đã thực hiện được chương trình chăm sóc và tìm hiểu về nhu cầu khách hàng, hỗ trợ các dịch vụ sau tư vấn để gìn giữ và phát triển quan hệ với khách hàng cũ nhưng chưa thực sự đồng đều giữa các khách hàng.

Xuất phát từ việc định hướng và phát triển chưa được hoàn thiện, do đó, hoạt động phát triền mạng lưới và khách hàng hầu như chưa được quan tâm và xây dựng đúng mức.

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

65

Mặc dù doanh thu môi giới năm 2011 là khá cao nhưng thị phần môi giới năm 2011 lại giảm so với năm 2010,công ty chưa thực sự đạt được sự gia tăng về thị phần. Doanh thu tăng chủ yếu là do hoạt động kinh doanh nguồn vốn của công ty mang lại. Công ty chưa chú trọng đúng mức để phát triển các dịch vụ nhằm tăng doanh thu từ các hoạt động chính của công ty.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật- công nghệ còn chưa nhiều và thiếu đồng bộ : Các địa điểm giao dịch còn chưa được đầu tư đồng bộ. HSC mới chỉ quan đầu tâm đầu tư hiện đại chủ yếu ở các địa điểm giao dịch chính của công ty. Còn các chi nhánh giao dịch khác còn chưa được quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất thoả đáng. Trong khi các phòng VIP, phòng giành cho nhà đầu tư nước ngoài không sử dụng nhiều nhưng được đầu tư hệ thống trang thiết bị khá tốn kém.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư hiện đại tương xứng với phần mềm giao dịch. Dung lượng đường truyền mạng không cao nhiều lúc bị quá tải gây chậm trễ trong việc khớp lệnh giao dịch. Hệ thống nhập lệnh qua điện thoại của công ty chưa được đầu tư thích đáng dẫn đến tình trạng nghẽn mạng khi có nhiều khách hàng thực hiện đặt lệnh qua điện thoại.

Nhân tố khách quan

TTCK Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ hẹp tuy nhiên số lượng CTCK lại khá nhiều tính tới nay đã có 105 công ty và còn có thể gia tăng hơn nữa. Điều này khiến vấn đề cạnh tranh giữa các CTCK ngày càng diễn ra quyết liệt hơn với những hình thức như giảm phí giao dịch, tặng quà cho nhà đầu tư mới mở tài khoản,…

Trên thị trường có rất nhiều những CTCK lớn có thị phần cao, thương hiệu lâu năm trên TTCK Việt Nam như SSI, TLS, BVS, ACBS,…Đây là những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, có đủ điều kiện cũng như tiềm lực để tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với các CTCK khác.

Thêm vào đó, theo cam kết sau khi VN vào WTO, ngay khi gia nhập VN phải cho phép các công ty nước ngoài thành lập liên doanh và được nắm cổ phần tối đa là 49% trong CTCK. Thời điểm cam kết mở cửa cho các tổ chức tài chính 100% vốn nước ngoài vào năm 2012 cũng đang đến gần và nhiều khả năng năm tới sẽ chứng kiến sự đổ bộ của các tổ chức tài chính nước ngoài vào thị trường Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ của TTCK: quản lý tài sản, tư vấn, và dịch vụ thanh khoản. Theo đó sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Thị trường tiền tệ-tín dụng cũng có nhiều biến động phức tạp như huy động vốn khó khăn, các ngân hàng chạy đua trong việc nâng lãi suất huy động, tỷ giá

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

66

ngoại tệ cũng có nhiều biến động khó lường, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đã ở mức quá cao…

Chính sách và quy định về chứng khoán được đưa ra không có sự đồng bộ phần nào ảnh hưởng tới xu thế thị trường chứng khoán cũng như hoạt động kinh doanh của các CTCK.

TTCK càng phát triển mạnh thì áp lực từ việc đổi mới công nghệ hiện đại, khả năng quản lý và quy mô vốn càng cao.

Đứng trước những cơ hội và thách thức trong một thị trường đầy biến động như thị trường chứng khoán, HSC cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả để tận dụng hết những lợi thế có được và hạn chế những tồn tại còn hiện hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

67

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 68)