Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 34)

khoán

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng ta có thể tóm gọn thành 2 nhóm nhân tố: bên trong (nội bộ) và bên ngoài doanh nghiệp. Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh doanh vĩ mô và môi trường kinh doanh ngành (đặc thù). Cụ thể:

1.2.2.4.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên trong (nội bộ)

 Chất lượng nguồn nhân lực

Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con người. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức thì hàm lượng chất xám và tính sáng tạo trong sản phẩm dịch vụ tạo nên giá trị khác biệt của sản phẩm, do đó nhân tố quyết định đến tăng chất lượng dịch vụ là chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm trình độ của ban lãnh đạo công ty và tinh thần thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên trong công ty.

Khả năng quản lý điều hành của ban lãnh đạo công ty quyết định đến hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực của công ty, quyết định đến năng suất chất lượng dịch vụ, từ đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty.Trình độ quản lý giỏi của doanh nhân được coi là một tài sản lớn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.

Đội ngũ nhân viên của công ty có kỹ năng và lành nghề mới tạo ra được các dịch vụ có chất lượng cao, hàm lượng chất xám cao gia tăng giá trị lợi nhuận cho công ty cũng như thu nhập của nhân viên. Mặt khác, trình dộ chuyên môn nghiệp vụ và sự lành nghề của nhân viên không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn có thể giảm chi phí kinh doanh, chi phí đào tạo, bồi dưỡng từ đó tăng thêm lợi nhuận cho công ty.

 Tiềm lực tài chính

Mọi yếu tố đầu vào của doanh nghiệp đều cần vốn. Để tiến hành kinh doanh công ty chứng khoán phải có vốn, vốn phải tích tụ và đạt quy mô nhất định để thuê nhân viên có chất lượng cao, đầu tư vào máy móc thiết bị thông tin hiện đại, để thực hiện các biện pháp hỗ trợ như quảng cáo…do đó vốn là tiền đề để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán.

Tiềm lực tài chính của công ty không chỉ ở số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài công ty để phục vụ cho chiến lược phát triển của công ty. Tiềm lực tài chính đủ mạnh cho phép

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

28

công ty mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa hoạt động, tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

 Năng lực quản trị kinh doanh

Trong điều kiện hiện nay, dưới sức ép và tác động từ nhiều phía của môi trường kinh doanh những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ ngày càng khắt khe. Được sự trợ giúp của tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, khoa học về quản lý kinh doanh nói chung và quản trị công ty nói riêng đã phát triển những bước nhảy vọt. Trong điều kiện đó, một công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản trị kinh doanh đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, biết tận dụng mọi tiềm năng và các cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và của thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, năng lực quản trị kinh doanh luôn được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới hiệu quả của công ty chứng khoán.

 Uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường

Uy tín thương hiệu của công ty chứng khoán trên thị trường được thể hiện ở sự ổn định khách hàng, ở sự gia tăng nhanh chóng thị phần và doanh thu từ các hoạt động.

Uy tín hoạt động là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty, nhưng nó lại được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong công ty như: năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, kinh nghiệm hoạt động, khả năng tài chính, chất lượng dịch vụ, trình độ chuyên môn của công nhân viên …Uy tín của một công ty chứng khoán là một tài sản vô hình mang lại lợi thế hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Cùng một sản phẩm dịch vụ trên thị trường, công ty chứng khoán nào có uy tín hơn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động và phát triển dịch vụ chiếm lĩnh thị trường hơn các công ty khác.

 Văn hoá kinh doanh của công ty

Trong khi văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp đang được khách hàng hết sức coi trọng như hiện nay thì việc chú ý xây dựng văn hoá kinh doanh cũng góp phần nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh thể hiện tính chuyên nghiệp của công ty khi phục vụ khách hàng. Nếu được chú ý quan tâm thực hiện tốt sẽ tạo được không khí thân thiện với khách hàng. Chính điều đó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, được tôn trọng. Trong nhiều trường hợp khách

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

29

hàng sử dụng dịch vụ của công ty vì thích thái độ phục vụ chứ không phải vì dịch vụ công ty cung cấp có chất lượng tốt nhất.

Như vậy các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán là rất nhiều. Để nâng cao được khả năng cạnh tranh, các công ty chứng khoán phải nỗ lực hết mình để hạn chế nhưng tác động tiêu cực từ các nhân tố đó. Đồng thời phát huy những lợi thế của công ty để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như thị trường chứng khoán.

1.2.2.4.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên ngoài:

- Môi trường kinh doanh vĩ mô

 Môi trường kinh tế:

Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán luôn diễn ra trong bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư …

Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư mở rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính kích thích đầu tư sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán là môi trường thuận lợi cho các công ty chứng khoán phát triển các hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngược lại, khi các yếu tố kinh tế vĩ mô trên không thuận lợi như suy thoái kinh tế, đầu tư giảm, lạm phát phi mã …sẽ kéo thị trường chứng khoán tụt dốc và gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của công ty chứng khoán.

 Môi trường pháp lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các yếu tố về chính trị pháp luật. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động của công ty chứng khoán nói riêng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ có thể phát triển trong môi trường chính trị ổn định và pháp luật minh bạch nghiêm minh. Trong đó vai trò điều tiết và kiểm soát của chính phủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhân tố chính trị. Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

30

tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính trị, các vấn đề an ninh trật tự xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế của chính phủ với các nước khác trong tiến trình toàn cầu hóa, trong xu thế chính trị mới…khi các nhân tố này không được đảm bảo sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường chứng khoán và làm ảnh hưởng đến nhu cầu chứng khoán của thị trường. Vì vậy nhà quản lý công ty chứng khoán phải biết phân tích và dự đoán xu hướng phát triển các yếu tố đó để tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán cho phù hợp.

 Môi trường kỹ thuật công nghệ:

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh. Nhờ khoa học công nghệ thông tin các công ty chứng khoán có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán từ đó giảm phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, nhân tố này cũng đòi hỏi các công ty chứng khoán phải chủ động nắm bắt xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do những thay đổi của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động tiếp nhận công nghệ mới vào mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có kế hoạch phát triển các dịch vụ chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới…Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ trực tuyến như: mở tài khoản trực tuyến, giao dịch trực tuyến, quản lý cổ đông, giao dịch qua điện thoại.

 Môi trường văn hóa xã hội:

Các yếu tố trong môi trường văn hóa xã hội đó là các yếu tố phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, độ tuổi, trình độ dân trí, văn hóa truyền thống…Các yếu tố này có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán nói riêng. Các yếu tố văn hóa chính trị thường biến đổi chậm nên khó nhận biết. Văn hóa xã hội còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, của nhân viên khi tiếp xúc với các đối tác, với khách hàng.

Chẳng hạn như yếu tố về độ tuổi sẽ ảnh hưởng đến cách thức tham gia thị trường và chiến lược đầu tư của khách hàng. Nếu các nhà đầu tư ở độ tuổi con trẻ sẽ ưa thích các chiến lược đầu tư mạo hiểm hơn các nhà đầu tư có tuổi. Và cách thức

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

31

tham gia thị trường của nhà đầu tư trẻ cũng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Hay như yếu tố về trình độ dân trí cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh của công ty. Trình độ dân trí cao, các nhà đầu tư có thể tham gia thị trường bằng nhiều hình thức đặt lệnh như đặt lệnh qua điện thoại, qua fax, qua internet, trong khi nếu dân trí thấp thì nhà đầu tư chỉ ưa thích hình thức đặt lệnh trực tiếp tại công ty. Và khi đó công ty sẽ khó triển khai các dịch vụ như đặt lệnh trực tuyến.

- Môi trường ngành (đặc thù)

 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trong giai đoạn thị trường hiện nay, khi mà thị trường đang trong giai đoạn suy thoái, các công ty chứng khoán hoạt động rất khó khăn và hầu như các công ty cuối năm đều có lỗ lũy kế và rất dễ rơi vào tình trạng phá sản, thì áp lực cạnh tranh hết sức căng thẳng. Đối thủ cạnh tranh là các công ty đang kinh doanh cùng ngành nghề hoặc các công ty sắp gia nhập ngành cũng có thể là các công ty cung cấp các dịch vụ thay thế.

Số lượng, qui mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh trong ngành đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong cạnh tranh công ty giành thắng lợi là công ty có lợi thế so sánh hơn các công ty khác về phí , về chất lượng sản phẩm dịch vụ, về phân phối, về khuyến mại …Vì vậy, các công ty chứng khoán cần quan tâm phân tích các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược cạnh tranh thích hợp hay các biện pháp phản ứng linh hoạt góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

 Khách hàng

Khách hàng là danh từ để chỉ người hay tổ chức mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với công ty chứng khoán khách hàng chính là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, không có khách hàng doanh nghiệp không thể tồn tại. Có câu nói: “khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp”. Do đó, các công ty chứng khoán phải lấy các nhà đầu tư và lấy sự thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư là mục tiêu quan trọng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn suy thoái các công ty chứng khoán đóng cửa sát nhập rất nhiều, các nhà đầu tư với tâm lý ái ngại khi tham gia thị trường thì để nâng cao sức cạnh tranh của công ty chứng khoán trên thị trường các công ty chứng khoán cần phải quan tâm đến số lượng khách hàng tham

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

32

gia giao dịch ( Vì số lượng khách hàng tham gia giao dịch chứng tỏ qui mô hoạt động của công ty chứng khoán là lớn hay bé).

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cần không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư, để làm được điều này thì còn rất nhiều việc để làm như: đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên, nâng cao tiềm lực tài chính để tận dụng thời cơ tốt cũng như trang bị cơ sở vật chất hiện đại khang trang…

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 34)