Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 72)

Chí Minh trong thời gian tới.

Từ cuối năm 2011 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng điểm mạnh nhất trên thế giới, với mức tăng trên 20% của chỉ số VN-Index. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong thời gian qua, một phần nhờ sự cải thiện của môi trường vĩ mô, một phần do tâm lý ham thích rủi ro gia tăng.

Giá cổ phiếu rẻ và hy vọng về việc Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn kinh tế trong năm nay đã hấp dẫn các nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lạm phát và thâm hụt thương mại giảm tốc đang được xem là những tín hiệu về sự chuyển biến kinh tế vĩ mô tích cực của Việt Nam. Các hãng định mức tín nhiệm trên thế giới nhận định rằng kinh tế Việt Nam đang đi vào bình ổn.

Với những đặc điểm phát triển hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam HSC cần đưa ra các phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới như sau:

Tăng năng lực của công ty chứng khoán trên các phương diện tà i chính, công nghệ, nhân lực, quản lý

Không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động. Chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của công ty chứng khoán.

Công nghệ là công cụ cạnh tranh then chốt của công ty chứng khoán. Công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

70

hiệu và giá cả. Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Với những công ty chứng khoán nếu có ưu thế về mặt công nghệ thì sẽ có năng lực canh tranh tốt hơn so với các công ty chứng khoán khác hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Suy cho cùng năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông qua con người - nguồn lực quan trọng nhất của công ty chứng khoán. Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, công ty chứng khoán phải có chiến lược đào tạo và môi trường làm việc lý tưởng để có thể thu hút nguôn nhân lực chất lượng cao cho công ty. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo bản thân công ty chứng khoán phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Đồng thời, công ty cũng phải chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng nhân sự của mình, nhất là những nhân viên giỏi có chuyên môn nghiệp vụ tốt. Công ty phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho nhân viên và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi của thị trường chứng khoán.

Nhằm mang lại lợi ích tối đa cho các cổ đông, HSC sẽ đảm bảo hoạt động ổn định và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. HĐQT và Ban lãnh đạo công ty sẽ cố gắng và phấn đấu điều hành hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất, luôn tìm kiếm và tận dụng các cơ hội đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn, đồng thời nâng cao vị thế về dịch vụ để tạo cơ sở ổn định cho nguồn lợi nhuận dài hạn.

Cùng quy mô, trình độ, chất lượng nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực như nhau. Nhưng công ty chứng khoán có cơ chế quản lý khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau (tổng hợp lực, hay năng lực tích hợp). Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý ngày càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính không thay đổi.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ của công ty

Đối với các công ty chứng khoán tại các thị trường chứng khoán đã và đang phát triển hiện nay, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại... Tuy nhiên, thực tế là nhiều công ty chứng khoán tại Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh, chưa chú ý đến công tác nghiên cứu và phát triển nên chỉ

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

71

dành 0,2% đến 0,3% doanh thu cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. HSC nhận thấy được tầm quan trọng trong lĩnh vực này nên đã đưa ra chiến lược đầu tư chi phí nhằm phát triển các dịch vụ mới nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 72)