Năng lực tài chính của HSC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 50 - 60)

Mức độ tăng vốn kinh doanh

Để đánh giá vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ tiêu vốn kinh doanh bình quân hàng năm. Vốn kinh doanh bình quân có công thức:

Vốn kinh doanh bình quân=(nguồn vốn đầu năm+nguồn vốn cuối năm)/2

Bảng 2.4 Vốn kinh doanh bình quân giai đoạn 2008 – 2011 của HSC Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 2009 Chênh lệch 2010 Chênh lệch 2011 Chênh lệch VKDBQ 1,400,684.5 1,784,373.5 27.39% 2,307,258 29.3% 2,576,593.5 11.66%

Nguồn: báo cáo tài chính của HSC

Biểu 2.1 Sự gia tăng vốn kinh doanh của HSC theo năm

Đơn vị tính: triệu đồng 1400684,5 1784373,5 2307258 2576593,5 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2008 2009 2010 2011 VKDbq Vốn kinh doanh trung bình hàng năm của HSC qua 3 năm được biểu thị qua biểu đồ trên. Qua đó cho thấy tốc độ tăng vốn kinh doanh bình quân của HSC vào khoảng trên 11.66%/năm.

Năm 2009 so với năm 2008, cùng với sự hồi phục kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Năm 2009, được đánh dấu là năm thành công của các CTCK khi thị

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

50

trường gia tăng với những con sóng lớn. Vốn kinh doanh của HSC tăng đạt mức 27.39%.

TTCK trong năm 2010 trải qua những ngày giao dịch sôi động nhưng khó lường. Đến giai đoạn gần cuối năm 2010, TTCK lại bất ngờ sôi động trong bối cảnh thị trường tiền tệ diễn biến căng thẳng. Điều đó thể hiện sự hấp dẫn của TTCK vẫn còn dưới cái nhìn của giới đầu tư. Trong năm HSC cũng đã nỗ lực hoạt động, nắm bắt tình hình thị trường để có những bước đi phù hợp và cũng đã nâng vốn kinh doanh bình quân trong năm 2010 của mình lên 29.3%.

Năm 2011 có lẽ là năm khó khăn chung của toàn thị trường, việc huy động vốn của công ty chứng khoán trở nên rất khó khăn khi mà các nhà đầu tư liên tục rời bỏ thị trường. Chính vì vậy, mà dù đã rất cố gắng nhưng trong năm 2011 công ty cũng chi gia tăng vốn kinh doanh bình quân thêm 11.66%. Vốn kinh doanh không cao sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng quy mô hoạt động, thúc đẩy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Mức độ gia tăng doanh thu

Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trước tiên ở doanh thu các hoạt động kinh doanh theo năm và sự gia tăng doanh thu so với năm liền kề thể hiện qua bảng số liệu:

Bảng 2.5 Doanh thu thuần giai đoạn 2008 – 2011 của HSC

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 2009 Chênh lệch 2010 Chênh lệch 2011 Chênh lệch DTT 231,374 491,278 112.33% 470,489 -4.23% 480,491 2.13%

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

51

Biểu 2.2 Doanh thu theo năm của HSC

Đơn vị tính: triệu đồng 231374 491278 470849 480491 0 100000 200000 300000 400000 500000 2008 2009 2010 2011 DTT

Qua biểu đồ phản ánh doanh thu của HSC qua 4 năm, ta thấy doanh thu của công ty tăng nhanh từ năm 2008 tới năm 2009 với tốc độ tăng 112.33% mặc dù thị trường chứng khoán khi đó đang phải gánh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 lại có xu hướng giảm nhẹ với tốc độ giảm là 4.23% cho thấy tình hình kinh doanh hiệu của Công ty trong năm 2010 chưa thực sự đạt hiệu quả... Sang năm 2011 cùng với những biến động phức tạp của thị trường tốc độ tăng doanh thu của công ty đã tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức khiêm tốn 2.13%. Doanh thu tăng công ty chứng minh được năng lực của mình, uy tín và vị thế của công ty trong thi trường tăng lên, tăng năng lực cạnh tranh của công ty trong những năm tới.

So sánh với công ty chứng khoán khác:

Bảng 2.6 Tốc độ gia tăng doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2010

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu HSC SBS BSC Năm 2010 470,491 1,377,220 432,392 Năm 2011 480,491 149,694 57,534 % tăng 2.13% -89.13% -86.69% Nguồn BCTC của HSC, SBS, BSC

Qua bảng so sánh trên ta thấy rằng HSC đứng đầu về tốc độ tăng doanh thu năm 2011 so với năm 2010, tuy chỉ tăng 2.13% nhưng trong khi đó 2 công ty SBS,

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

52

BSC thì lại coa doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2011 giảm khá mạnh lần lượt với tỷ lệ giảm là 89.13% và 86.69%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của HSC trong năm 2011 đã đạt được hiệu quả và đáng nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, và công ty có năng lực canh tranh trên thị trường tốt hơn SBS và BSC.

Tỷ trọng doanh thu kinh doanh năm 2011

Bảng 2.7 Tỷ trọng doanh thu của 3 CTCK năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu SBS BSC HSC Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Doanh thu(DT) 149,694 100 57,534 100 480,491 100 DT môi giới 8,014 5.35 5,756 10.00 90,904 18.92

DT đầu tư chứng khoán

góp vốn 130,379 87.10 12,134 21.09 30,345 6.31 DT đại lý phát hành chứng khoán -35 0.00 - 0.00 - 0.00 DT hoạt động tư vấn 729 0.49 1,739 3.02 27,943 5.81 DT hoạt động lưu kí 728 0.486 909 0.00 - 0.00 DT hoạt động ủy thác đấu giá - - - - 74 0.015 DT bảo lãnh phát hành - 0.00 15 0.026 - 0.00 DT khác 9,906 6.62 36,980 64.28 331,225 68.93

Nguồn: báo cái tài chính đã kiểm toán của HSC, SBS, BSC

Một điều đáng ghi nhận là HSC có doanh thu môi giới cao nhất năm 2011. Nhưng doanh thu đầu tư chứng khoán và góp vốn thì lại chiếm tỷ trọng khá thấp so với SBS và BSC. Doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của HSC và BSC đều là từ doanh thu khác, còn doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất của SBS là doanh thu đầu tư chứng khoán và góp vốn chiếm tới 87.10%. Còn các nghiệp vụ khác của HSC hầu như không đạt hiệu quả cao, HSC cần chú ý nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu chứ

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

53

không phải là kinh doanh nguồn vốn. Công ty cần chú ý nâng cao năng lực cạnh tranh trong tất cả các hoạt động chính của công ty chứ không phải chỉ mình mảng môi giới.

Mức độ sử dụng chi phí

Bảng 2.8: Chi phí HSC theo năm

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí HĐ 72,532 61.40 86,385 67.04 13,853 19.10 Chi phí LN 45,589 38.60 42,468 32.96 -3,121 -6.85 Tổng chi phí 118,121 100 128,853 100 10,732 9.09 Nguồn BCTC của HSC

Biểu 2.3 So sánh tốc độ gia tăng doanh thu thuần và tốc độ gia tăng chi phí năm 2011 của HSC Đơn vị tính: % 9.09% 2.13% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 10.00% Năm 2011

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

54

Qua biểu so sánh tốc độ gia tăng doanh thu thuần và tốc độ gia tăng chi phí của HSC ta thấy rằng cả doanh thu thuần và chi phí của công ty trong năm 2011 đều tăng lên với năm 2010, tuy nhiên tốc độ gia tăng chi phí là 9.09% trong khi tốc độ gia tăng của doanh thu thuần chỉ đạt 2.13%. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty trong năm 2011 chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần chú trọng hơn trong công tác quản lý và sử dụng chi phí để có thể nâng cao lợi nhuận ổn định về tiềm lực tài chính để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong những năm tiếp theo.

Tỷ suất chi phí hoạt động trên doanh thu thuần và tỷ suất chi phí hoạt động trên doanh thu thuần

Để đánh giá hiệu quả của khoản chi phí hoạt động và chi phí lợi nhuận phải đi đánh giá xem tỷ suất chi phí hoạt động trên DTT. Tỷ suất này càng cao thì việc sử dụng chi phí này càng kém hiệu quả và ngược lại.

Theo dõi hai chỉ tiêu này qua bảng sau:

Bảng 2.9 Chi phí của 3 CTCK trong năm 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu SBS BSC HSC

DTT 149,694 57,534 480,491

Chi phí hoạt động 31,964 1,610 86,835

Chi phí lợi nhuận -44,614 - 42,468

Tỷ suất CPHĐ/DTT 21.35% 2.79% 18.07%

Xếp hạng trong 3 CTCK 1 3 2

Tỷ suất CPLN/DTT -29.80% 0.00% 8.84%

Xếp hạng trong 3 CTCK 3 2 1

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 3 CTCK

Qua bảng so sánh trên ta thấy rằng HSC có chi phí lợi nhuận trong năm 2011 là cao nhất điều này lý giải vì sao công ty có lợi nhuận sau thuế cao nhất trong năm 2011. Tuy nhiên, chi phí hoạt động của công ty trong năm 2011 là khá cao, công ty cần đưa ra chính sách quản lý và sử dụng chí phí hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo để nâng cao lợi nhuận sau thuế cho công ty, nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

55

Mức độ sinh lời của CTCK được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu.

Biểu 2.4 Lợi nhuận kế toán trước thuế của HSC theo năm

Đơn vị: triệu đồng 23543 336313 227901 236889 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000

Năm 2008 Năm2009 Năm2010 Năm2011

Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: báo cáo tài chính của HSC

Qua biểu đồ phản ánh lợi nhuận kế toán trước thuế của HSC qua 4 năm, ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng nhanh từ năm 2008 tới năm 2009, mặc dù thị trường chứng khoán khi đó đang phải gánh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tốc độ gia tăng lợi nhuận trước thuế năm 2009 khá cao cho thấy tình hình kinh doanh hiệu quả của công ty trong năm 2009... Sang năm 2010 cùng với những biến động phức tạp của thị trường lợi nhuận trước thuế của HSC giảm với tốc độ giảm 32.24%. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế lại tăng nhẹ với tốc độ tăng là 3.94%, sự gia tăng này chủ yếu do các hoạt động khác và hoạt động môi giới chứng khoán của công ty trong năm 2011.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất này cho ta biết rằng trong năm hoạt động của công ty muốn thu được một đồng lợi nhuận sau thuế thì công ty phái sử dụng bao nhiêu đồng vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này cho ta biết trong năm hoạt động của công ty một đồng vốn chủ sở hữu sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Để đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ của những cổ đông, người góp vốn vào công ty thì họ quan tâm 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại cho họ bao nhiêu phần

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

56

trăm lợi nhuận sau thuế mỗi năm nên họ quan tâm tới chỉ tiêu ROE. Khi chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp thì chỉ tiêu ROA được nhiều đối tượng quan tâm hơn như đối tượng cho vay, chủ đầu tư hiện tại và tiềm năng.

Bảng so sánh giữa 3 CTCK về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu năm 2011 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10 Chỉ tiêu ROA, ROE của 3 CTCK

Đơn vị: % Chỉ tiêu SBS BSC HSC ROA -9% -11% 8% Xếp hạng trong 3 CTCK 2 3 1 ROE -45% -27% 11% Xếp hạng trong 3 CTCK 3 2 1

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 3 CTCK

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một điều sống còn với mỗi doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng.

HSC đang đứng vị trí thứ 1 trong 3 công ty về chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời trên vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên mức sinh lời ROE=11% là một con số chưa thực sự tốt so với các kênh huy động vốn khác mang lại. Kết quả này cũng dựa trên một nền tảng gia tăng doanh thu kinh doanh. Từ đó góp phần nâng cao năng lực tài chính, tăng năng lực cạnh tranh của công ty.

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh

Quy mô vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của HSC.Vốn kinh doanh bình quân của 3 công ty năm 2011 như sau:

Bảng 2.11 Vốn kinh doanh và vòng quay vốn kinh doanh của 3 CTCK

(Đơn vị: Triệu đồng) Công ty SBS BSC HSC VKD bq 6,504,331 2,331,163 2,576,593.5 DTT 149,694 57,534 480,491 Vòng quay (lần) 0.023 0.025 0.1865 Xếp hạng trong 3 CTCK 3 2 1

Nguồn: báo cáo tài chính của 3CTCK

Trong 3 CTCK trên, sau một thời gian hoạt động số VKDBQ của mỗi công ty có sự khác nhau. Nó phản ánh tiềm lực tài chính của mỗi công ty. HSC là công ty đứng thứ 2 về vốn kinh doanh bình quân năm 2011 so với các công ty khác. Tiềm lực tài chính

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57

mạnh sẽ giúp công ty nâng cao vị thế cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường.

Vòng quay vốn kinh doanh

Công thức:

Mặc dù trong CTCK cách tính doanh thu kinh doanh (phần doanh thu từ hoạt động tự doanh) khác so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì trong đó không bao hàm giá vốn mua chứng khoán. Nhưng vòng quay vốn kinh doanh bình quân vẫn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong việc tạo ra doanh thu.

Qua hệ số này ta thấy rằng HSC ở vị trí thứ nhất trong số 3 công ty so sánh trên. Nó cho thấy sự khác biệt giữa các CTCK sau quãng thời gian hoạt động tương đồng với số vốn điều lệ ban đầu tương đương nhau. Vị thế của công ty trong cạnh tranh tăng lên.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn:

Hệ số nợ:

Nợ phải trả

Hệ số nợ = ————————— Tổng tài sản

Bảng 2.12 Hệ số nợ của HSC qua các năm

Đơn vị: % Năm Hệ số nợ 2008 11 % 2009 26% 2010 36% 2011 23%

Nguồn: báo cáo tài chính của HSC

Hệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn:

Vốn chủ sở hữu Hệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn = —————————

Nguồn vốn

Doanh thu thuần Vòng quay VKD =

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

58

Bảng 2.13 Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của HSC qua các năm

Đơn vị: %

Năm Hệ số vốn CSH trên tổng nguồn vốn

2008 89%

2009 74%

2010 64%

2011 77%

Nguồn: báo cáo tài chính HSC

Hệ số về khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng tài sản lưu động Hệ số thanh toán hiện hành = ——————————

Tổng nợ ngắn hạn

Bảng 2.14 Hệ số thanh toán hiện hành của HSC qua các năm

Đơn vị: lần.

Năm Hệ số thanh toán hiện hành

2008 2.75

2009 3.69

2010 2.55

2011 6.08

Nguồn: báo cáo tài chính HSC

Hệ số thanh toán nhanh:

Tổng tài sản lưu động – hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = ———————————————— Tổng nợ ngắn hạn

Bảng 2.15 Hệ số thanh toán nhanh của HSC qua các năm

Đơn vị: lần

Năm Hệ số thanh toán nhanh

2008 2.75

2009 3.69

2010 2.55

2011 6.08

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

59

Với đặc điểm của một đơn vị kinh doanh loại hình dịch vụ tài chính đặc biệt HSC sử dụng chủ yếu là vốn trong vay nợ để tiến hành các hoạt động kinh doanh, đồng thời HSC cũng luôn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Tiềm lực tài chính ổn định là cơ sở vững chắc để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 50 - 60)