Đối với Uỷ ban chứng khoán nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79 - 86)

Để đảm bảo các công ty chứng khoán cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh thì không thể thiếu sự hướng dẫn, giám sát của uỷ ban chứng khoán nhà nước.

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

79

Thứ nhất, với vai trò là cơ quan quản lý trực thuộc của các công ty chứng khoán uỷ ban chứng khoán nên có những ý kiến chuyên môn xác đáng giúp hoàn thiện luật chứng khoán.

Thứ hai, uỷ ban nên giúp đỡ các công ty chứng khoán trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Trong điều kiện số lượng nhân lực được đào tạo bài bản về chứng khoán rất ít, đa phần nhân viên ở các công ty là trái ngành chuyển sang, kinh phí để gửi người đi đào tạo ở nước ngoài rất cao thì việc uỷ ban tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp các công ty nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực với chi phí không quá lớn.

Thứ ba, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin trên cả hai trung tâm giao dịch. Để hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra trôi chảy thì hệ thống công nghệ thông tin phải hiện đại, đồng bộ. Với tình hình công nghệ chắp và như hiện nay không thể đảm bảo chất lượng cho dịch vụ môi giới, lưu ký của các công ty chứng khoán.

Thứ tư, cần xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh chứng khoán. Đó sẽ là một trong những tiêu chuẩn giúp khách hàng đánh giá năng lực của các công ty. Đồng thời cần thiết phải có quy định về báo cáo tài chính, hoạt động của công ty để uỷ ban có thể quản lý và sớm phát hiện những hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh.

Thứ năm, uỷ ban nên hỗ trợ và nâng cao vai trò của hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Thường xuyên có sự trao đổi với hiệp hội để thu nhận kịp thời thông tin phản ánh của các nhà đầu tư về hoạt động của các công ty chứng khoán để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời với các công ty chứng khoán. Hiệp hội này hoạt động tốt sẽ giúp sẽ giúp ủy ban giám sát hoạt hoạt động của các công ty chứng khoán một cách có hiệu quả.

Thứ sáu, bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người làm nghề. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển vấn đề đạo đức của những người làm kinh doanh chứng khoán được quy định rất chặt chẽ và sự tự giác của người hành nghề cũng rất cao. Vấn đề này ở Việt nam vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy ngoài việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của những người làm trong lĩnh vực chứng khoán uỷ ban cũng nên có biện pháp xử lý mạnh hơn với các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp như nâng mức phạt tiền, những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần thu hồi chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn.

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

80

Thứ bảy, rút ngắn thời gian thanh toán T+3. Theo quy định hiện hành khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch vào ngày T thì đến ngày T+3 (cộng thêm 3 ngày), họ mới nhận được tiền hoặc nhận được cổ phiếu. Tuy nhiên thực chất đến ngày T+ 4 (5 ngày sau khi giao dịch) nhà đầu tư mới có thể bán lại khối lượng cổ phiếu mà mình đã mua, hoặc sử dụng tiền đã bán cổ phiếu để đầu tư tiếp. Lý do là đến chiều ngày T+3 nhà đầu tư mới nhận được tiền vào tài khoản hoặc nhận được cổ phiếu và đến T+4 họ mới có thể sử dụng để giao dịch tiếp. Như vậy, nếu ngày T nhằm vào phiên giao dịch đầu tuần (ngày thứ 2) thì nhà đầu tư còn có cơ hội bán lại cổ phiếu đã mua, hoặc dùng tiền bán cổ phiếu để đầu tư tiếp vào phiên cuối tuần (thứ 6). Nếu mua bán vào các phiên giao dịch khác trong tuần (từ thứ 3 trở đi), thì phải chờ đến tuần sau. Trong điều kiện công nghệ và cơ chế quản lý hiện nay, các cơ quan có cố gắng tối đa cũng chỉ có thể thực hiện được trong thời hạn T+3. Trên thực tế, điều này khiến cho các nhà đầu tư thiệt thòi rất nhiều và họ vẫn mong mỏi các cơ quan ngành chứng khoán sớm có cải tiến, sửa đổi.

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

81

KẾT LUẬN

Sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các công ty chứng khoán. Tư khi đi vào hoạt động cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau có lúc hưng thịnh và cũng có lúc suy tàn , nhưng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các công ty chứng khoán tới sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán.

Tư vấn hoạt động tài chính là hoạt động được các công ty chứng khoán chú trọng phát triển . Đây là hoạt động đem lại doanh thu cũng khá cao cho các công ty chứng khoán nhưng nó cũng chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức, công ty chứng khoán khác. Đứng trước sự cạnh tranh như vậy các CTCK phải đề ra cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của thời đại Với tư cách là một sinh viên thực tập tại công ty, em hy vọng những giải pháp và kiến nghị của mình phần nào có thể giúp công ty hoàn thiện phần nào hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty.

Tư vấn tài chính doanh nghiệp là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu trong khi trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty ngắn nên trong quá trình nghiên cứu viết bài không thể tránh khỏi những thiếu sót . Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét của cô giáo THS Hoàng Thị Bích , cán bộ nhân viên công ty và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên

Nguyễn Thị Thùy Trang

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02 82 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN...3

1.1. Những vấn đề chung về công ty chứng khoán ...3

1.1.1. Khái niệm và mô hình công ty chứng khoán...3

1.1.1.1. Khái niệm về công ty chứng khoán...3

1.1.1.2. Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán ...4

1.1.1.3. Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán ...5

1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chủ yếu của công ty chứng khoán ....8

1.1.3.1. Môi giới ( Brokerage Operation ) ...8

1.1.3.2. Bảo lãnh phát hành (Underwriting) ...9

1.1.3.3. Tự doanh chứng khoán (trading operation) ... 12

1.1.3.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán (Security investment consutancy) ... 13

1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ... 14

1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ... 14

1.2.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ... 15

1.2.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ... 15

1.2.2.2. Các công cụ cạnh tranh của công ty chứng khoán ... 16

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ... 18

1.2.2.3.1. Thị phần, tốc độ tăng thị phần ... 18

1.2.2.3.2. Năng lực tài chính ... 18

1.2.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ... 24

1.2.2.3.4. Năng lực quản trị kinh doanh và nguồn nhân lực ... 24

1.2.2.3.5. Thương hiệu, uy tín của công ty... 25

1.2.2.3.6. Chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty ... 26

1.2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ... 27

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

83 1.2.2.4.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên ngoài: ... 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 33

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 33

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 33

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 37

2.1.2.1. Mô hình tổ chức ... 37

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức ... 39

2.1.2.2.1. Nguồn nhân lực: ... 39

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực ... 40

2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 40

2.1.3.1. Môi giới chứng khoán ... 40

2.1.3.2. Nghiên cứu ... 43

2.1.3.3. Ngân hàng đầu tư... 45

2.1.3.4. Đầu tư tài chính... 46

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh ở Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 47

2.2.1. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 47

2.2.1.1. Thị phần, tốc độ tăng thị phần ... 47

2.2.1.2. Năng lực tài chính của HSC ... 49

2.2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của HSC ... 59

2.2.1.4. Năng lực quản trị kinh doanh và nguồn nhân lực ... 60

2.2.1.5. Thương hiệu, uy tín của công ty ... 61

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

84 2.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 62

2.2.2.1. Những điểm đã đạt được của công ty ... 62

2.2.2.2 Một số hạn chế và nguyên nhân ... 64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 67

3.1. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2020 ... 67

3.1.1. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 ... 67

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới... 69

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ... 71

3.2.1. Huy động tăng nguồn vốn kinh doanh ... 71

3.2.3. Đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới ... 73

3.2.4. Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng ... 74

3.2.5. Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của công ty ... 75

3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin ... 76

3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ... 76

3.2.8. Các giải pháp tiếp tục quảng bá hình ảnh của công ty ... 77

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và UBCKNN ... 77

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ... 77

3.3.2. Đối với Uỷ ban chứng khoán nhà nước ... 78

Sinh viên:Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp:CQ46/17.02

85 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thị phần môi giới công ty chứng khoán HSC năm 2010-2011 ... 47

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng số lượng tài khoản giao dịch tại HSC năm 2010-2011 ... 48

Bảng 2.3 Thông tin cơ bản các công ty chứng khoán ... 48

Bảng 2.4 Vốn kinh doanh bình quân giai đoạn 2008 – 2011 của HSC... 49

Biểu 2.1 Sự gia tăng vốn kinh doanh của HSC theo năm ... 49

Bảng 2.5 Doanh thu thuần giai đoạn 2008 – 2011 của HSC... 50

Bảng 2.6 Tốc độ gia tăng doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2010 ... 51

Bảng 2.7 Tỷ trọng doanh thu của 3 CTCK năm 2011 ... 52

Biểu 2.3 So sánh tốc độ gia tăng doanh thu thuần và tốc độ gia tăng chi phí năm 2011 của HSC ... 53

Bảng 2.9 Chi phí của 3 CTCK trong năm 2011... 54

Biểu 2.4 Lợi nhuận kế toán trước thuế của HSC theo năm... 55

Bảng 2.11 Vốn kinh doanh và vòng quay vốn kinh doanh của 3 CTCK ... 56

Bảng 2.12 Hệ số nợ của HSC qua các năm ... 57

Bảng 2.13 Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của HSC qua các năm58 Bảng 2.14 Hệ số thanh toán hiện hành của HSC qua các năm... 58

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)