Số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33 - 34)

Để đảm bảo tính chính xác và khoa học của dữ liệu tác giả tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các sinh viên đang theo học các trƣờng cao đẳng, đại học trên địa bàn Tp.Cần Thơ mà cụ thể là sinh viên thuộc 3 trƣờng trong mục không gian nghiên cứu của đề tài theo phƣơng pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên.

Cỡ mẫu khảo sát trong đề tài đƣợc xác định dựa vào mô hình nghiên cứu. Đề tài thực hiện phân tích nhu cầu du lịch của sinh viên theo những mô hình nghiên cứu nhƣ sau: mô hình ƣớc lƣợng hồi qui bao gồm: mô hình Probit để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quyết định đi du lịch của ngƣời dân, mô hình Tobit để ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch. Mô hình Probit đƣợc ứng dụng cho trƣờng hợp mẫu quan sát có cỡ mẫu n lớn, các phần dƣ ui theo phân phối chuẩn. Để các phần dƣ ui trong mô hình có phân phối chuẩn thì cỡ mẫu n phải lớn.

Tóm lại, dựa vào yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với n = 8p + 50.

Trong đó: p là biến độc lập, n là cỡ mẫu.

Nên tác giả quyết định lựa chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu của mình là: N =8 x 5 + 50 = 90 quan sát.

Với đối tƣợng là sinh viên trong nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học thì thƣờng cỡ mẫu đƣợc xác định tƣơng đối lớn để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thƣớc mẫu càng lớn, càng tốt (Nguyễn, 2011). Hair et al. (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Vì vậy, với việc dùng phƣơng pháp phân tầng và đáp ứng tính đại diện của cỡ mẫu cho tổng thể nên tác giả đề xuất việc thu mẫu nhƣ sau:

Cỡ mẫu 300, và đƣợc phân theo các trƣờng nhƣ: Đại Học Cần Thơ 150 quan sát, Đại Học Tây Đô 90 quan sát và Cao Đẳng Cần Thơ 60 quan sát. Riêng Đại Học Cần Thơ là trƣờng lớn nhất trên địa bàn và đa dạng trong ngành nghề đào tạo, nhằm có đƣợc cái nhìn cụ thể hơn về đối tƣợng nên tác giả có sự phân tầng cụ thể hơn nhƣ sau. Với Đại Học Cần Thơ 150 quan sát, tác giả phân bổ theo từng khoa: Khoa Kinh Tế - QTKD 25 quan sát, Khoa Khoa Học 25 quan sát, Khoa Xã Hội và Nhân Văn 25 quan sát, Khoa Chính Trị 25 quan sát, Khoa Sƣ Phạm 25 quan sát, Khoa Công Nghệ 25 quan sát. Với việc sử dụng phƣơng pháp thu mẫu thuận tiện tác giả áp dụng cho các trƣờng còn lại, việc phân tầng theo các số năm đã theo học của trƣờng tác giả dành 25% cỡ mẫu phỏng vấn sinh viên năm nhất, 25% cho sinh viên năm 2, 25% sinh viên năm 3 và 25% sinh viên năm cuối áp dụng với trƣờng Đại Học Tây Đô. Cao Đẳng Cần Thơ với thời gian đào tạo có khác biệt, phần lớn theo thời gian đào tạo là 3 năm, nên tác giả dành 30% cỡ mẫu phỏng vấn sinh viên năm nhất, 30% cỡ mẫu với sinh viên năm hai và 40% cỡ mẫu đối với sinh viên năm cuối của trƣờng.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)