VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ
Các biến số đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nhƣ: số năm đã học, giới tính, ngành học, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó. Để kiểm tra phân phối phần dƣ của mô hình hồi qui, tác giả tiến hành kiểm định Skewness/ Kurtosis, với giá trị prob > chi2 = 0,0 < 0,3 do đó các phần dƣ trong mô hình có phân phối chuẩn (Hoàng Trọng, 2008). Do đó, mô hình Probit là phù hợp để ƣớc lƣợng nhu cầu du lịch của sinh viên. Ngoài ra, để kiểm tra xem các biến đƣa vào mô hình có hiện tƣợng đa cộng tuyến hay không, tác giả tiến hành kiểm định sự tƣơng quan cặp giữa các biến trong mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số tƣơng quan cặp giữa các biến giải thích đều nhỏ hơn 0,8 do đó không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008).
Tác giả tiến hành phân tích mô hình Probit về các yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ với kết quả phân tích nhƣ sau:
Bảng 4.17: Kết quả phân tích từ mô hình probit
Biến độc lập Hệ số ƣớc lƣợng Hệ số góc dY/dX Hệ số thống kê Z Giới tính (GT) -0,557 -0,139 -2,39** Số năm theo học (SN) 0,662 0,165 5,70* Ngành học (NH) 0,043 0,011 0,47 Thu nhập (TN) 1,958 0,489 4,66* Số lần đi du lịch trƣớc đó (N) 0,716 0,179 5,81* Số quan sát 300 Prob > chi2 0,000*
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2014 Ghi chú: *: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình cho thấy, trong số 5 biến độc lập đƣa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê ở mức dƣới 5% gồm có những biến nhƣ: giới tính, số năm theo học, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó. Một biến không có ảnh hƣởng đến quyết định đi du lịch của đối tƣợng là yếu tố ngành học. Ảnh hƣởng của từng biến độc lập đến quyết định đi du lịch của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc diễn giải nhƣ sau:
- Giới tính: Biến giới tính sử dụng trong nghiên cứu là biến giả nhận giá trị là 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ nhằm để đo lƣờng sự khác biệt trong nhu cầu du lịch giữa hai nhóm nam và nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ giới đi du lịch nhiều hơn nam giới, với mức ý nghĩa 5%. Cụ thể là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nam giới có xác suất thực hiện chuyến đi du lịch thấp hơn nữ giới là 13,9%. Điều này có thể đƣợc giải thích là do sự bình đẳng giới giữa nam
và nữ, điều đó rõ nét hơn trong môi trƣờng giáo dục khi tỷ lệ nữ sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng nhiều và cao hơn nam giới. Ngoài ra, điều khác biệt quan trọng ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch ở đối tƣợng nữ giới so với nam giới là, nữ giới có xu hƣớng tiết kiệm trong chi tiêu hơn nam giới nên điều đó có thể giúp những đối tƣợng du lịch là nữ giới có thể làm chủ đƣợc về chi tiêu cho du lịch khi mà họ có nhu cầu. Tuy nhiên, nam giới thƣờng dành nhiều thời gian cho những phụ giúp việc nông cho gia đình hơn do đó có xác suất thực hiện chuyến đi du lịch thấp hơn nữ.
- Số năm theo học: Kết quả phân tích mô hình cũng cho thấy, số năm theo
học (số năm đã học ở trƣờng mà đối tƣợng đang theo học) có tác động dƣơng đến nhu cầu du lịch của đối tƣợng nghiên cứu. Điều này có nghĩa là, khi số năm theo học của đối tƣợng càng cao, càng lâu thì khả năng đi du lịch sẽ cao hơn. Một cách cụ thể, khi các yếu tố về số năm theo học của đối tƣợng nghiên cứu tăng lên 1 đơn vị trong thang đo thì khả năng họ đi du lịch tăng lên 16,5%, với mức ý nghĩa 1%. Thực tế cho thấy, khi đối tƣợng nghiên cứu có số năm theo học càng cao thì nhu cầu học hỏi, tham quan của họ càng cao trong đó có nhu cầu về du lịch, họ có khả năng đƣợc giao lƣu và điều kiện đi du lịch ở nghiều nơi.
- Thu nhập: Trong mô hình trên, yếu tố thu nhập có tƣơng quan thuận với
nhu cầu du lịch của đối tƣợng nghiên cứu. Khi thu nhập của đối tƣợng càng cao thì khả năng đi du lịch sẽ cao hơn. Cụ thể, khi thu nhập của đối tƣợng tăng lên 1 triệu đồng thì xác suất họ quyết định đi du lịch tăng lên 48,9%, với mức ý nghĩa 1%. Điều này phù hợp với xu hƣớng hiện nay, khi sinh viên có điều kiện về thu nhập họ sẽ đi du lịch nhiều hơn. Ngoài ra, tác giả thuyết nghĩ thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu còn ảnh hƣởng bởi thu nhập từ gia đình của đối tƣợng, vì khi thu nhập của gia đình đối tƣợng càng cao thì khả năng gia đình đầu tƣ cho việc học, giải trí của đối tƣợng càng cao. Nhƣng vì còn nhiều hạn chế của đề tài nên tác giả chỉ dừng lại phân tích yếu tố thu nhập của riêng đối tƣợng nghiên cứu là chủ yếu.
- Số lần đi du lịch trước đó: Trái với kỳ vọng, số lần đi du lịch trƣớc đó của
đối tƣợng nghiên cứu có tác động dƣơng đến nhu cầu du lịch. Một cách cụ thể, khi số lần đi du lịch trong năm 2013 tăng lên 1 lần thì xác suất đi du lịch trong năm 2014 tăng lên 17,9%, với mức ý nghĩa 1%. Điều này có thể giải thích là do khi đi du lịch nhiều họ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, kiến thức; càng biết đƣợc nhiều thì họ càng muốn hiểu biết nhiều hơn nữa cũng nhƣ tâm lý tò mò, muốn khám phá thêm nhiều điều mới lạ từ nhiều nơi.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy, trong mẫu nghiên cứu của tác giả thì nhu cầu du lịch của đối tƣợng có sự khác nhau và nữ giới có nhu cầu du lịch nhiều hơn nam. Những biến nhƣ số năm theo học, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó là những biến có tác động làm tăng xác suất thực hiện chuyến đi du lịch của ngƣời dân, trong đó yếu tố thu nhập có tác động nhiều nhất đến nhu cầu du lịch. Biến không có ảnh hƣởng đến cầu du lịch của đối tƣợng sinh viên là ngành học.
4.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CHI TIÊU CHO DU LỊCH
4.3.1. Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ Thơ
Để đánh giá khả năng chi tiêu (mức độ sẵn lòng trả tiền) cho hoạt động du lịch của đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên tác giả sử dụng phƣơng pháp Willingness to Pay để khảo sát khả năng sẵn sàng chi trả cho hoạt động du lịch. Sự sẵn sàng chi trả bình quân của đối tƣợng cho nhu cầu du lịch đƣợc xác định theo công thức sau:
(4.2)
Bên cạnh đó, để phân tích sự khác biệt trong mức độ sẵn lòng chi trả của những đối tƣợng có nhu cầu đi du lịch và tổng số mẫu khảo sát sinh viên ở Thành phố Cần Thơ, tác giả chia thành 2 trƣờng hợp để phân tích: trƣờng hợp 1 chỉ tính mức WTP của những đối tƣợng có nhu cầu đi du lịch và trƣờng hợp 2 tính mức
WTP của tổng số đối tƣợng đƣợc khảo sát. Với số đối tƣợng không có nhu cầu đi du lịch thì mức WTP xem nhƣ bằng 0.
Kết quả tính toán trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.18: Khả năng sẵn lòng chi tiêu cho hoạt động du lịch
Đơn vị tính: triệu đồng
Khả năng chi tiêu cho hoạt động du lịch của sinh viên
WTP thấp nhất WTP cao nhất WTP trung bình
Mức WTP của đối tƣợng có nhu cầu đi du lịch trong năm 2014
1 20 4,21
Mức WTPcủa tổng số đối tƣợng đƣợc khảo sát
0 20 2,86
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Kết quả phân tích trong trƣờng hợp 1 cho thấy đối với khả năng chi tiêu cho hoạt động du lịch của sinh viên thì mức sẵn lòng chi trả WTPcủa những đối tƣợng có nhu cầu đi du lịch trong năm 2014 bằng 4,21 triệu đồng tức là trung bình mỗi đối tƣợng có nhu cầu đi du lịch trong năm 2014 sẽ chi cho hoạt động du lịch của mình là 4,21 triệu đồng/ngƣời.
Trong trƣờng hợp 2 mức WTP sẽ đƣợc tính trung bình trên tổng số đáp viên đƣợc khảo sát. Kết quả cho thấy, sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có
m k m k nk nk WTPk WTP 1 1 *
mức WTPcho hoạt động du lịch của mình trung bình bằng 2,86 triệu đồng/ngƣời – thấp hơn mức WTP của những đối tƣợng có nhu cầu đi du lịch trong năm 2014. Tuy nhiên, để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu cho hoạt động du lịch của ngƣời dân, tác giả tiến hành phân tích mô hình định lƣợng để làm rõ sự tác động của các yếu tố đến chi tiêu du lịch.
4.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ
Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để xác định mức độ ảnh hƣởng của một số nhân tố đến khả năng chi tiêu cho du lịch của đối tƣợng nghiên cứu. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình cho thấy, trong số 5 biến độc lập đƣa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê ở mức dƣới 5%. Khả năng chi tiêu cho du lịch của đối tƣợng sinh viên phụ thuộc vào giới tính, số năm theo học, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó.
Bảng 4.19: Kết quả phân tích từ mô hình tobit
Biến phụ thuộc: CTDL – Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên (triệu đồng)
Biến độc lập Hệ số ƣớc lƣợng Hệ số góc dY/dX Hệ số thống kê Z Giới tính (GT) -0,172 -0,043 -2,91* Số năm theo học (SN) 0,199 0,050 6,63* Ngành học (NH) 0,156 0,039 0,62 Thu nhập (TN) 0,612 0,153 5,36* Số lần đi du lịch trƣớc đó (N) 0,163 0,041 6,26* Số quan sát 300 Prob > chi2 0,000*
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2012 Ghi chú: *: mức ý nghĩa 1%.
Các biến độc lập trong mô hình đƣợc diễn giải nhƣ sau:
- Giới tính: Kết quả phân tích bằng mô hình Tobit cho thấy, có sự khác biệt
trong chi tiêu cho hoạt động du lịch giữa hai nhóm nam và nữ. Với biến giả đƣợc đƣa vào mô hình nhận giá trị là 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ, hệ số tƣơng quan giữa biến giới tính và khả năng chi tiêu cho hoạt động du lịch là –0,043. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số tiền trung bình nam giới chi tiêu cho hoạt động du lịch thấp hơn nữ giới là 0,043 triệu đồng. Sự khác biệt về lƣợng tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của hai nhóm này cũng không cao và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Theo tác giả, sở dĩ có sự khác biệt này là do nữ giới là đối tƣợng thƣờng thích mua sắm hơn và khi đi du lịch thì họ thƣờng thích mua sắm những món hàng lƣu niệm, quần áo, nữ trang… mang tính truyền thống của điểm đến hoặc những món ăn đặc sản ở địa phƣơng để làm quà tặng.
- Số năm theo học: Biến số năm theo học của đối tƣợng nghiên đƣợc đo lƣờng bằng số năm đã học trong trƣờng đang theo học và với ngành đang theo học. Biến số năm theo học có tƣơng quan dƣơng đến lƣợng tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng sinh viên ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này nói lên rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng sẽ tăng thêm 0,050 triệu đồng khi số năm theo học của đối tƣợng tăng lên một đơn vị.
- Thu nhập: Kết quả phân tích cũng cho thấy, thu nhập có tƣơng quan thuận
đến số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng nghiên cứu. Nói cách khác, khi thu nhập càng cao thì số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng cũng sẽ cao. Cụ thể là, khi thu nhập của đối tƣợng tăng thêm 1 triệu đồng thì số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch sẽ tăng thêm 0,153 triệu đồng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy rằng, khi thu nhập của đối tƣợng tăng lên và với tâm lý hƣởng thụ thì ngoài việc chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản khi đi du lịch, đối tƣợng còn có xu hƣớng chi tiêu nhiều cho những dịch vụ vui chơi, giải trí, thƣ giản, chăm sóc sức khỏe và mua sắm…
- Số lần đi du lịch trước đó: Trái ngƣợc với kỳ vọng, kết quả nghiên cứu cho thấy, số lần đi du lịch trong năm 2013 có tác động dƣơng đến số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng nghiên cứu, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là, khi số lần đi du lịch trƣớc đó của đối tƣợng càng nhiều thì số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch trong năm 2014 sẽ càng tăng. Hệ số góc dy/dx bằng 0,041 tức là, khi số lần đi du lịch trong năm 2013 tăng thêm 1 lần thì lƣợng tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch sẽ tăng thêm 0,041 triệu đồng. Điều đó cho ta thấy rằng, khi đối tƣợng đi du lịch nhiều họ sẽ càng mong muốn đƣợc trải nghiệm nhiều hơn đặc biệt là những dịch vụ, loại hình vui chơi, giải trí tại điểm đến du lịch mà trƣớc đó họ chƣa thể tham gia hoặc chƣa từng tham gia; chi tiêu cho mua sắm cũng sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, việc số lần đi du lịch trƣớc đó của đối tƣợng cũng ảnh hƣởng rất nhiều trong việc lựa chọn dịch vụ của công ty du lịch, vì khi họ đi nhiều thì đồng nghĩa với việc họ tiếp cận đƣợc rất nhiều dịch vụ, chăm sóc từ phía các công ty du lịch trƣớc đó nên trong những lần sau họ sẽ có sự so sánh thật kỹ lƣỡng trong việc lựa chọn công ty du lịch và điều đó không thuận lợi cho công ty du lịch. Nên việc tìm hiểu yếu tố này rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống dịch vụ đổi mới phù hợp hơn với sự đa dạng trong thay đổi của nhu cầu từ đối tƣợng đi du lịch.
Tóm lại, từ kết quả hồi qui cho thấy khả năng chi tiêu của đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên cho hoạt động du lịch chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố thu nhập có tác động mạnh nhất đến chi tiêu du lịch, kế đến là yếu tố số năm theo học và số lần đi du lịch trƣớc đó. Biến giới tính cũng thể hiện rõ sự khác biệt trong mức chi tiêu cho du lịch giữa nam và nữ.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Tác giả thấy đƣợc thực trạng rằng, về nhu cầu du lịch trong nhóm đối tƣợng là sinh viên ở mức cao và các yếu tố có ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch chủ yếu trong nghiên cứu của tác giả là: giới tính, số năm theo học, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó. Tuy nhiên, vì đề tài mới và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài phức tạp, có sự nhạy cảm; thiếu quyết đoán trong cách trả lời khi tác giả tiến hành thu thập thông tin, lấy số liệu nên đề tài nghiên cứu còn có nhiều sai sót, và kết quả không hoàn toàn nhƣ mong muốn của tác giả. Bên cạnh đó, thông qua các thông tin thu nhận đƣợc, qua quá trình phân tích tác