Nhu cầu du lịch của sinh viên

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 42)

4.1.1. Mô tả đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu về sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, với thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc mô tả trong bảng sau: Bảng 4.1: Thông tin chung của đáp viên

Các thông tin Số mẫu

(ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính - Nam 136 45,33 - Nữ 164 54,67 2. Số năm theo học - Năm nhất 60 20 - Năm hai 87 29 - Năm ba 80 26,67

- Năm cuối (từ năm thứ tƣ trở về sau) 73 24,33

3. Ngành theo học - Ngành kinh tế 79 26,3 - Ngành Công Nghệ 69 23 - Ngành du lịch 68 22,67 - Ngành khác 84 28 Tổng số mẫu quan sát 300 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Qua kết quả khảo sát cho thấy mẫu quan sát có tính đại diện cao cho tổng thể, thể hiện qua số liệu khảo sát về các đặc điểm kinh tế - xã hội của các đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:

Đối với đặc điểm về giới tính: Trong tổng số mẫu nghiên cứu Nữ chiếm

54,67% chiếm cao hơn Nam giới với tỷ lệ 45,33%, tỷ lệ này cho thấy cơ cấu mẫu phù hợp với tổng thể, theo thống kê thì tỷ lệ nữ theo học ở các trƣờng cao đẳng, đại học thƣờng cao hơn nam giới và khoảng chênh lệch đó vào khoảng 6% đến 8%.

Đối với đặc điểm về số năm theo học: Số liệu cho thấy sinh viên năm nhất chiếm 20%, sinh viên năm hai chiếm 29%, sinh viên năm ba chiếm 26,67% và sinh viên năm cuối chiếm 24,33%. Số liệu khảo sát cho thấy tỷ lệ sinh viên tƣơng đối đều trong các năm với mức chênh lệch từ 4% đến 9%.

Đối với đặc điểm ngành theo học: Ngành theo học thuộc các khối ngành kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất với 26,3%, khối ngành công nghệ chiếm 23%, khối ngành du lịch chiếm 22,67% và còn lại là các khối ngành thuộc các còn lại nhƣ: sƣ phạm, ngoại ngữ, xã hội…chiếm tỷ lệ 28%. Từ số liệu trên cho thấy, xu hƣớng theo học các ngành kinh tế, du lịch của sinh viên ở các trƣờng trên địa bàn nghiên cứu có xu hƣớng tăng và nhiều hơn so với các ngành còn lại, điều này phù hợp với nhu cầu xã hội trong nƣớc và cũng chính là những quan tâm của không ít dƣ luận gần đây về việc không đủ việc làm, thừa lao động với các khối ngành này trong thời gian vừa qua, và điều đó cũng nói lên đƣợc tính đại diện cho tổng thể của số mẫu quan sát.

Thu nhập của đối tượng nghiên cứu: Dựa vào số liệu khảo sát và tính toán của tác giả, thông tin về thu nhập hàng tháng của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.2: Thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu

Thu nhập/tháng Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Từ 1,5 triệu trở xuống 18 6

Trên 1,5 triệu đến 3,0 triệu 232 77,33

Trên 3,0 triệu 50 16,67

Tổng số mẫu khảo sát 300 100,0

Thu nhập từ gia đình là chính 206 68,67

Thu nhập từ gia đình và làm thêm 94 31,33

Tổng số mẫu khảo sát 300 100 Thu nhập thấp nhất 1.200.000đ 7.400.000đ 2.740.000đ 832.172đ Thu nhập cao nhất Thu nhập trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Từ kết quả phân tích cho thấy, phần lớn thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu từ 1,5 triệu đến 3,0 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 77,33%, thu nhập thấp nhất là 1,2 triệu đồng/tháng, cao nhất là 7,4 triệu đồng/tháng và trung bình là 2,74 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, với tỷ lệ sinh viên biết tìm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập tƣơng đối cao chiếm 31,33%, làm cho thu nhập bình quân trong một tháng của sinh viên cao với mức 2,74 triệu đồng/tháng. Điều đó cho thấy rằng, với một lƣợng khá nhiều sinh viên hiện nay ngoài việc học tập tiếp thu kiến thức ở trƣờng, ngoài ra họ còn có nhu cầu trải nghiệm thực tiển để học hỏi và tích lũy dần cho riêng mình những kỹ năng cần thiết trong công việc làm thêm vào các thời gian nhàn rỗi và có thêm thu nhập để trang trãi cho việc sinh hoạt hằng ngày, hơn thế nữa là những nhu cầu cao hơn của bản thân trong tƣơng lai.

Nhận xét chung, các biến số phản ánh các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối

ứng tốt tính đại diện của tổng thể. Do đó, mẫu nghiên cứu có thể đại diện cho đặc điểm kinh tế xã hội của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

4.1.2 Hành vi đi du lịch của sinh viên

a) Số lần đi du lịch trong năm 2013

Với kết quả khảo sát cho thấy, số lần đi du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần thơ trong năm 2013 nhƣ sau:

Nguồn : Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.1 : Số lần đi du lịch trong năm 2013

Qua kết quả phân tích cho thấy, mức độ đi du lịch của đối tƣợng nghiên cứu trong năm 2013 tƣơng đối cao. Cụ thể, số sinh viên không đi du lần nào chiếm tỷ lệ thấp nhất với 21,3% và tỷ lệ sinh viên có nhu cầu du lịch trong năm 2013 với một lần, hai lần đi du lịch chiếm tỷ lệ lớn với 26,7% và 29,3%. giảm khi số lần đi du lịch trong năm là từ ba lần trở lên với 22,7%. Từ kết quả trên cho thấy, với đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên, thuộc nhóm đối tƣợng còn lệ thuộc vào thu nhập, vì phần lớn từ trợ cấp của gia đình cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày, chi phí cho quá trình học tập. Nhƣng họ có nhu cầu du lịch tƣơng đối cao, điều đó chịu ảnh hƣởng bởi yêu cầu từ việc học tập, nghiên cứu, tâm lý khám phá, tìm hiểu những cái mới mẽ. Nên họ sẵn lòng hi sinh những nhu cầu cơ bản khác để thõa mãn nhu cầu du lịch của mình.

b) Nhu cầu du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014

Kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 của đối tƣợng nghiên cứu cho thấy, có khoảng 67,67% đối tƣợng nghiên cứu có nhu

cầu đi du lịch và tỷ lệ không đi chiếm 32,33% cho thấy nhu cầu du lịch của sinh viên trong 6 tháng cuối năm 2014 là không nhỏ. Tuy nhu cầu du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 có giảm so với năm 2013 nhƣng nhìn chung nhu cầu này vẫn khá lớn.

Nguồn : Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.2 : Nhu cầu đi du lịch cuối năm 2014

Thực hiện kiểm định Chi – Square với mức ý nghĩa α = 5% để phân tích mối liên hệ giữa nhu cầu du lịch và các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tƣợng nghiên cứu. Qua đó, nhằm tìm hiểu sự khác biệt về cầu du lịch của những đối tƣợng khác nhau. Với giá trị kiểm định Chi-Square thì các yếu tố có mối quan hệ có ý nghĩa với quyết định đi du lịch của sinh viên gồm có: giới tính, số năm theo học, ngành học và thu nhập. Cụ thể những mối quan hệ đó nhƣ sau:

c) Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và giới tính

Tùy thuộc vào những đặc điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, tâm lý giữa nam và nữ mà nhu cầu du lịch giữa hai nhóm này cũng có sự khác biệt. Với phƣơng pháp phân tích đã trình bày, mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và giới tính của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và giới tính

Nhu cầu du lịch

Tổng

Không đi Có đi

GIỚI TÍNH NAM Tần suất 43 93 136 Tỷ lệ (%) 31,62 68,38 100,0 NỮ Tần suất 54 110 164 Tỷ lệ (%) 32,93 67,07 100,0

Tổng số mẫu quan sát Tần suất 97 203 300

Tỷ lệ (%) 32,33 67,67 100,0

Dựa vào kết quả phân tích ta thấy, số ngƣời trong đối tƣợng nghiên cứu có đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014, thì nữ giới chiếm 67,07% và nam giới chiếm 68,38%. Điều đó cho thấy rằng, sinh viên là nam giới có xu hƣớng đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 là nhiều hơn nữ giới thông qua việc với 136 đối tƣợng đƣợc nghiên cứu thì có đến 93 đối tƣợng có nhu cầu đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014, bên cạnh đó số đối tƣợng nữ giới trong mẫu nghiên cứu chiếm 164 đối tƣợng nhƣng số ngƣời có đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 là 110 ngƣời. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với mẫu nghiên cứu trên, vì tác giả thấy rằng tỷ lệ chênh lệch giữa nam giới và nữ giới trong việc từng đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 là không đáng kể chỉ khoảng 1,3%.

d) Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và số năm theo học

Để xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và số năm theo học của sinh viên ở các trƣờng, đối với mẫu nghiên cứu, tác giả phân nhóm đối tƣợng nghiên cứu thành các nhóm theo số năm mà đối tƣợng theo học ở trƣờng, Kết quả phân tích nhƣ sau:

Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và số năm theo học

Nhu cầu du lịch Tổng

Không đi Có đi SỐ NĂM THEO HỌC Năm nhất Tần suất 38 22 60 Tỷ lệ (%) 63,33 36,67 100,0

Năm hai Tần suất 48 39 87

Tỷ lệ (%) 55,17 44,83 100,0

Năm ba Tần suất 9 71 80

Tỷ lệ (%) 4,43 95,57 100,0

Năm cuối Tần suất 2 71 73

Tỷ lệ (%) 2,74 97,26 100,0

Tổng số mẫu quan sát Tần suất 97 203 300

Tỷ lệ (%) 32,33 67,67 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Từ kết quả phân tích cho thấy, đối tƣợng nghiên thuộc cả bốn nhóm, đều có nhu cầu đi du lịch. Trong đó, nhóm đối tƣợng thuộc năm cuối có nhu cầu đi du lịch trong năm 2014 là cao nhất chiếm 97,26%, kế tiếp là các đối tƣợng thuộc nhóm năm ba chiếm 95,57%, tiếp theo là đối tƣợng thuộc nhóm năm hai chiếm 44,83% và cuối cùng là đối tƣợng thuộc nhóm năm nhất chiếm 36,67%. Để giải thích cho vấn đề này, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng với các sinh viên thuộc nhóm đối tƣợng năm nhất một phần vì mới thích nghi với cuộc sống xa nhà, phải tiếp cận với việc học tập hoàn toàn mới mẽ, quan hệ bạn bè chƣa đƣợc nhiều và những áp lực của cuộc sống xa nhà khiến sinh viên phải thích nghi cũng nhiều so với

những sinh viên có số năm theo học là hai, ba và những sinh viên năm cuối. Và mức độ chuyên sâu của các môn học, những đòi hỏi với việc tích góp kinh nghiệp trong quá trình học tập nên theo từng số năm theo học mà đối tƣợng sinh viên có nhu cầu nhu lịch ngày càng tăng dần. Bên cạnh đó, có một số đáp viên khi đƣợc hỏi “tại sao lại thích đi du lịch vào những năm cuối khóa học?” thì đa phần họ trả lời rằng: một phần vì họ muốn tranh thủ thời gian đi chơi, thƣ giãn cùng bạn bè khi còn thời sinh viên, một số khác thì cho rằng vào những năm cuối khóa thì họ sẽ có nhiều bạn bè thân thiết, tri kỷ nên việc đi chơi cùng nhau vào thời điểm này sẽ càng vui hơn.

e) Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và ngành đang theo học

Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và ngành đang theo học đƣợc trình bài nhƣ sau:

Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và ngành đang theo học

Nhu cầu du lịch Tổng

Không đi Có đi

NGÀNH ĐANG THEO HỌC Ngành kinh tế Tần suất 21 58 79 Tỷ lệ (%) 26,58 73,42 100,0 Ngành công nghệ Tần suất 37 32 69 Tỷ lệ (%) 53,62 46,38 100,0 Ngành du lịch Tần suất 15 53 68 Tỷ lệ (%) 22,06 77,94 100,0 Ngành khác Tần suất 24 60 84 Tỷ lệ (%) 28,57 71,43 100,0

Tổng số mẫu quan sát Tần suất 97 203 300

Tỷ lệ (%) 32,33 67,67 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Khảo sát cho thấy, đối tƣợng thuộc các khối ngành theo học khác nhau sẽ có nhu cầu du lịch khác nhau. Trong đó khối ngành du lịch có tỷ lệ ngƣời có nhu cầu du lịch với ngƣời không có nhu cầu đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 chiếm tỷ lệ cao nhất với 77,94%, các đối tƣợng thuộc khối ngành kinh tế đứng thứ hai với 73,42%, tiếp theo là những đối tƣợng thuộc khối ngành khác chiếm 71,43% và các đối tƣợng thuộc khối ngành công nghệ là thấp nhất với 46,38%. Điều này cho thấy rõ với đặc thù, tính chất của ngành nghề theo học sẽ tác động tƣơng đối lớn đến nhu cầu du lịch của đối tƣợng nghiên cứu, cụ thể nhƣ: các đối tƣợng thuộc khối ngành du lịch với đòi hỏi phải đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều tình huống trong hoạt động của ngành du lịch nên các sinh viên theo học các khối ngành này sẽ có nhu cầu cao về du lịch trong suốt quá trình học nhằm tích lũy kinh nghiệm cần thiết cho nhu cầu công việc. Ngƣợc lại, những sinh viên theo học các khối ngành công nghệ sẽ ít có nhu cầu du lịch khi công việc, ngành nghề đang theo học chỉ đòi hỏi tính tay nghề, nắm vững những kiến thức cơ bản và ngoài ra phần

lớn đối tƣợng công việc là máy móc, thiết bị nên điều đó phần nào ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên đang theo học khối ngành này.

f) Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và thu nhập

Sự khác biệt về cầu du lịch giữa các nhóm đối tƣợng có thu nhập khác nhau, đƣợc trình bày trong bảng bên dƣới:

Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và thu nhập

Nhu cầu du lịch Tổng

Không đi Có đi

THU NHẬP Từ 1,5 triệu trở xuống Tần suất 11 7 18 Tỷ lệ (%) 61,11 38,89 100,0 Trên 1,5 triệu đến 3,0 triệu Tần suất 81 151 232 Tỷ lệ (%) 34,91 65,09 100,0

Trên 3,0 triệu Tần suất 5 45 50

Tỷ lệ (%) 10,0 90,0 100,0

Tổng số mẫu quan sát Tần suất 97 203 300

Tỷ lệ (%) 32,33 67,67 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, các nhóm đối tƣợng có thu nhập khác nhau thì có nhu cầu về du lịch khác nhau. Cụ thể, nhóm đối tƣợng có thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng có tỷ lệ đi du lịch nhiều nhất chiếm 90,0%, nhóm đối tƣợng có thu nhập từ 1,5 triệu đồng/tháng trở xuống có tỷ lệ đi du lịch thấp nhất với 38,89%. Nhìn chung, đối tƣợng có thu nhập cao hay thấp đều có nhu cầu về du lịch, tuy nhiên nhóm đối tƣợng có thu nhập cao thì có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn vì khi thu nhập tăng thì nhu cầu về du lịch của đối tƣợng cũng tăng.

Nhận xét chung về mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu và nhu cầu du lịch: Qua phân tích mối liên hệ giữa nhu cầu du

lịch và các thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tƣợng nghiên cứu, tác giả nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về nhu cầu du lịch giữa những nhóm đối tƣợng có giới tính, số năm theo học, ngành học và thu nhập khác nhau. Để hiểu rõ hơn tác động của những yếu tố này đến cầu du lịch của đối tƣợng nghiên cứu tác giả sẽ tiến hành phân tích định lƣợng tác động của các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tƣợng nghiên cứu đến nhu cầu du lịch. Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch cũng chịu tác động bởi thời gian nhàn rỗi và ảnh hƣởng từ chƣơng trình khuyến mãi của các công ty du lịch. Mối liên hệ đó đƣợc phân tích thông qua khảo sát đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:

j) Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và khoảng thời gian nhàn rỗi

Theo một số tài liệu và khảo sát thực tế của tác giả thì nhu cầu du lịch còn chịu ảnh hƣởng bởi khoảng thời gian nhàn rỗi của đối tƣợng nghiên cứu. Thời

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)