Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 34)

Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê kinh tế nhƣ STATA, SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Tác giả tiến hành các phƣơng pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

(1) Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Sử dụng phƣơng pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation) để phân tích nhu cầu du lịch của từng nhóm đối tƣợng khác nhau. Sử dụng phƣơng pháp Willingness to Pay để đo lƣờng khả năng sẵn lòng chi trả của ngƣời dân đối với tour du lịch dự định đi trong năm. Sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn công ty du lịch của sinh viên.

(2) Đối với mục tiêu 2: Sử dụng mô hình Probit để ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đi du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Sử dụng mô hình Tobit với biến bị chặn là khả năng chi tiêu cho du lịch của ngƣời dân để ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ sẵn lòng trả tiền hay khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên.

(3) Đối với mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích ở các mục tiêu trên làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lƣu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phƣờng). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bƣớc phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nƣớc. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

b) Đặc điểm địa hình

Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nữa mở và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ +0,8- 1,0m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa bàn đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.

c) Khí hậu

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lƣợng mƣa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành hai mùa tƣơng phản mùa mƣa và mùa khô.

3.1.2 Dân số

Tính đến năm 2013, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.222.400 ngƣời, mật độ dân số đạt 868 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt

gần 812.300 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 410.100 ngƣời. Dân số nam đạt 607.200 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 615.200 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 8,2 ‰.

3.1.3 Văn hóa – Xã hội – Du lịch

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc khác nhau. Ngƣời Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với ngƣời Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Ngƣời Hoa ở Cần Thơ thƣờng sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền,ngƣời Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, ngƣời Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và ngƣời Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc....

Mặc dù Cần Thơ đƣợc khám phá khá muộn. Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trƣng văn hoá Tây Đô đƣợc thể hiện qua nhiều phƣơng diện ẩm thực, lối sống, tín ngƣỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các thể loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những câu hò của khách thƣơng hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nƣớc để rời sang bến khác. Cần Thơ cũng là quê hƣơng của nhiều ngƣời nổi tiếng nhƣ Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn,... Về mặt tín ngƣỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ nhƣ đình Bình Thủy thờ các nhân vật nổi tiếng nhƣ Đinh Công Chánh, Trần Hƣng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa...

Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình nhƣ Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thƣờng trú KV ĐBSCL, Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo nhƣ Truyền hình cáp SCTV,Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home), Truyền hình vệ tinh K+, Truyền hình vệ tinh VTC, và các đài truyền thanh ở các quận, huyện.

Một số địa điểm di tích và du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ: Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh…

3.1.4 Kinh tế

Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố ƣớc đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ƣớc đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thƣơng mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện đƣợc 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện đƣợc 12.433 tỉ đồng,

đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thƣơng mại ƣớc thực hiện đƣợc 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc thực hiện đƣợc 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội thực hiện đƣợc 16.770 tỉ đồng.

Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách đƣợc 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao… Tuy nhiên, Bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trƣởng thấp hơn mức tăng của những năm trƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế và thu ngân sách nhà nƣớc, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cƣ, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chƣa giảm…

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lƣợng 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhƣng sản lƣợng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lƣợng heo là 2589,3 ngàn con, số lƣợng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác nhƣ trâu bò chiếm số lƣợng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng đƣợc nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nƣớc ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hƣng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án đƣợc Thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã đƣợc định hƣớng để phát triển trở thành Thành Phố công

nghiệp trƣớc năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây

dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thƣơng mại lớn nhƣ: Big C, Metro, Co- op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn,Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thƣơng Mại Tây Đô, Trung tâm thƣơng mại Cái Khế. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh nhƣ Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành Dịch vụ phát triển nhanh theo hƣớng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm

nhấn khá ấn tƣợng làm sôi động kinh tế thành phố. Trong 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ trên địa bàn thành phố ƣớc thực hiện 447,4 triệu USD, đạt 48,2% so kế hoạch năm và tăng 4,3% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá hơn 431,9 triệu USD, đạt 48% so kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, dịch vụ thu ngoại tệ 15,5 triệu USD, đạt 53,45% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng 20,2% so cùng kỳ, nhƣng giá trị chỉ đạt gần 187 triệu USD, giảm 8% về giá trị. Trong đó, xuất trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất ủy thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn quy gạo.

3.1.5 Đơn vị hành chính

Thành phố Cần Thơ đƣợc chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phƣờng là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phƣờng và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP).

Bảng 3.1: Thống kê các đơn vị hành chính cấp Huyện của Tp.Cần Thơ Ðơn vị hành chính cấp Huyện Quận Ninh Kiều Quận Bình Thủy Quận Cái Răng Quận Ô Môn Quận Thốt Nốt Huyện Phong Điền Huyện Cờ Đỏ Huyện Thới Lai Huyện Vĩnh Thạnh Diện tích (km²) 29,2 70,59 62,53 125,41 117,87 119,48 310,48 255,66 297,59 Dân số 2009 (nghìn ngƣời) 244 134 86 130 158 99 124 121 113 Năm thành lập 2004 2004 2004 2004 2008 2004 2004 2008 2004

Nguồn:Website Thành phố Cần Thơ

3.2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1 Trƣờng Đại Học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ là tiền thân của Viện Đại học Cần Thơ đƣợc thành lập ngày 31/3/1966 đào tạo các ngành: đại học khoa học, luật khoa, xã hội học, văn khoa, sƣ phạm và nông nghiệp. Sau ngày đất nƣớc hoàn toàn giải phóng do yêu cầu nâng cao dân trí và phục vụ thế mạnh của vùng ĐBSCL nên trƣờng tập trung đào tạo ngành sƣ phạm và các môn thuộc lĩnh vực nông nghiệp : trồng trọt và chăn nuôi. Dƣới sự quan tâm của chính phủ, sự tận tâm của cán bộ giảng viên nhà trƣờng cùng với sự nhiệt quyết của sinh viên và khát vọng vì sự phát triển của quê hƣơng giúp cho trƣờng Đại học Cần Thơ ngày càng lớn mạnh, đƣợc các bạn bè trong khu vực và quốc tế biết đến .

Trải qua 48 năm không ngừng cải tiến năng lực nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ, tăng cƣờng hoạt động chuyển giao công nghệ và các hoạt động khác để nâng cao uy tín trong nƣớc, phấn đấu trở thành một trƣờng dẫn đầu trong cả nƣớc và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngôi trƣờng ngày càng đổi mới và hiện đại hơn. Đại học Cần Thơ đã không ngừng lớn mạnh với 3 khu lớn thuộc trung tâm thành phố và có 7 cơ sở ở các địa phƣơng khác. Từ một số ngành đào tạo cơ bản ban đầu ngày nay trở thành trƣờng đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở đào tạo nghiên cứu trọng điểm của nhà nƣớc ở vùng ĐBSCL. Hiện tại, Trƣờng có khoảng 2.000 cán bộ, 40.000 sinh viên và đào tạo 85 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học, 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh đã góp phần quan trọng đáp ứng yêu cầu nhân lực để đáp ứng xu thế phát triển của đất nƣớc [14]. Thời gian đào tạo tại ĐHCT từ 4 - 5 năm cho các chƣơng trình đào tạo cử nhân, kỹ sƣ, theo hệ thống tín chỉ chuẩn mực quốc tế. Để thực hiện tốt công tác này, trƣờng luôn khuyến khích cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm khoa học, ứng dụng các phƣơng pháp mới vào việc giảng dạy nhằm giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tƣ duy độc lập và sáng tạo. Để xây dựng thƣơng hiệu, Trƣờng Đại học Cần Thơ không ngừng xây dựng và mở rộng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các viện, trƣờng trong nƣớc và trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, Trƣờng đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo sinh viên quốc tế. Ngay từ ngày đầu tiên đặt chân đến giảng đƣờng các sinh viên đã thấm nhuần ý thức học đi đôi với hành, nghiên cứu khoa học phải đi đôi với đời sống, ĐHCT đã chủ trì nhiều đề tài cấp nhà nƣớc, cấp bộ, mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KHKT phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của cùng ĐBSCL. Sinh viên tốt nghiệp trƣờng ĐHCT là những ngƣời có trình độ chuyên môn vững, có đạo đức tốt, có khả năng và tâm quyết phục vụ xã hội.

ĐHCT có tầm ảnh hƣởng sâu rộng trong đời sống kinh tế xã hội chính trị của vùng ĐBSCL và đã đƣợc nhà nƣớc phong tặng nhiều giải thƣởng cao quý. Mỗi bƣớc trƣởng thành của các nhà khoa học trẻ ĐHCT đánh dấu sự phát triển về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngủ trí thức ĐBSCL. Trƣờng đại học đồng bằng đang không ngừng nổ lực vƣơng lên là một trong những ngôi trƣờng tốt nhất Việt

Nam, là ngôi trƣờng hàng đầu về giáo dục nghiên cứu phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng.

3.2.2 Trƣờng Đại Học Tây Đô

Tích cực thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói riêng, đầu năm 2004, tại Cần Thơ, một số ngƣời có tâm huyết về sự nghiệp giáo dục đến

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)