a) Nhu cầu du lịch theo địa điểm, thời gian của tour và khả năng sẵn lòng chi trả cho tour du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014
Theo kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 của đối tƣợng nghiên cứu có 67,67% trong tổng số đối tƣợng nghiên cứu có nhu cầu đi du lịch. Trong 6 tháng cuối năm 2014, có nhiều địa điểm du lịch đƣợc đối tƣợng nghiên cứu lựa chọn đi du lịch khi đƣợc hỏi về những địa điểm du lịch nào trong nƣớc mà đối tƣợng thích đi nhất. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của đối tƣợng nghiên cứu mà việc lựa chọn địa điểm đi du lịch sẽ khác nhau. Khảo sát về địa điểm đi du lịch mà đối tƣợng nghiên cứu dự định đi trong 6 tháng cuối năm 2014 đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Hình 4.8: Địa điểm dự định đi du lịch trong năm 2014
Đối với địa điểm du lịch trong nƣớc, những danh lam, thắng cảnh, địa danh quen thuộc nhƣ: Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, Huế, Hà Nội, Sapa, Phan Thiết, Đà Nẵng… luôn hấp dẫn khách du lịch nội địa. Trong đó, Đà Lạt là địa điểm mà đối tƣợng nghiên cứu có nhu cầu đi nhiều nhất, kế đến là Nha Trang và Phú Quốc. Một vài địa điểm khác trong nƣớc nhƣ: Nam Du, Mộc Châu, Tp.HCM, Hội An, Mũi Né, Ninh Bình cũng đƣợc lựa chọn đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 nhƣng với số mẫu tƣơng đối ít.
Để đánh giá khả năng sẵn lòng trả tiền cho tour du lịch đến địa điểm thích nhất dự định đi trong 6 tháng cuối năm 2014 của đối tƣợng nghiên cứu, tác giả
tiến hành thu thập số liệu từ những đối tƣợng có trả lời về số tiền sẵn lòng chi cho tour du lịch đi trong năm tƣơng ứng với độ dài của tour mà đối tƣợng thích. Bằng phƣơng pháp Willingness to Pay kết hợp câu hỏi mở để khảo sát khả năng sẵn lòng chi trả cho tour du lịch đi trong năm của đối tƣợng nghiên cứu. Sự sẵn lòng chi trả bình quân của ngƣời dân cho nhu cầu du lịch đƣợc xác định theo công thức sau: m k m k nk nk WTPk WTP 1 1 * (4.1) Trong đó:
WTP: mức WTP trung bình của đối tƣợng sẵn sàng chi trả WTP k : chỉ số của các mức WTP k = (1-m)
m : các mức WTP đối tƣợng sẵn sàng chi trả
nk : số mẫu đƣợc điều tra tƣơng ứng với mức WTPk WTPk : mức WTP thứ k.
Riêng đối với đối tƣợng không có nhu cầu đi du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014 (không sẵn lòng chi trả) coi nhƣ WTP = 0.
Tác giả chỉ tiến hành tính toán cho một vài tour điển hình và có nhiều lựa chọn đi trong 6 tháng cuối năm 2014. Đối với tour có số lựa chọn tƣơng đối ít không mang tính đại diện cao nên tác giả không tiến hành tính toán. Kết quả tính toán trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.11: Khả năng sẵn lòng chi trả cho tour du lịch đi trong năm 2014
TT Địa điểm
Độ dài tour (ngày) Mức WTP (triệu đồng) Tour ngắn nhất Tour dài nhất Tour trung bình WTP thấp nhất WTP cao nhất WTP trung bình 1 Đà Lạt 2 15 7 3 12 8,12 2 Nha Trang 2 15 7 4 13,67 9,50 3 Phú Quốc 2 10 5 2 8,25 3,30 4 Huế 3 15 7 2,5 18,33 9,83 5 Vũng Tàu 2 10 7 2 6,75 5 6 Vịnh Hạ Long 3 15 7 3 15 14,25 7 Sapa 3 15 7 5 13 7,75
Từ kết quả khảo sát cho thấy, đối với tour du lịch đƣợc lựa chọn đi nhiều nhất trong 6 tháng cuối năm 2014 là Cần Thơ - Đà Lạt thì độ dài tour trung bình là 07 ngày 06 đêm và mức sẵn lòng chi trả cho tour này là 8,12 triệu đồng/tour/ngƣời. Hầu hết những tour gần với độ dài trung bình là 07 ngày 06 đêm nhƣng có mức sẵn lòng chi trả khác nhau nhƣ: tour Cần Thơ – Nha Trang với mức sẵn lòng chi trả trung bình là 9,5 triệu đồng/tour/ngƣời, tour Cần Thơ – Huế với mức chi trả trung bình là 9,83 triệu đồng/ tour/ngƣời. Và tour có độ dài trung bình thấp nhất là tour Cần Thơ – Phú Quốc với mức sẵn lòng chi trả trung bình là 3,3 triệu đồng/tour/ngƣời và thời gian là 05 ngày 04 đêm.
b) Nhu cầu du lịch theo loại hình du lịch
Ngày nay, các loại hình du lịch rất đa dạng, đối tƣợng nghiên cứu cũng có thể tham gia nhiều loại hình du lịch trong cùng một chuyến đi. Loại hình du lịch có liên quan mật thiết đến mục đích đi du lịch của đối tƣợng nghiên cứu. Hình bên dƣới cho thấy mức độ tham gia vào từng loại hình du lịch mà đối tƣợng nghiên cứu có nhu cầu.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Biển Tham quan Sinh thái Núi Lễ hội Văn hóa làng nghề Đô thị
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Hình 4.9: Các loại hình du lịch
Qua kết quả phân tích cho thấy, đối tƣợng nghiên cứu đều biết đến hầu hết các loại hình du lịch ngày nay. Trong tổng số các loại hình du lịch trên, một số loại hình du lịch có số ngƣời tham gia khá cao. Loại hình có tỷ lệ tham gia cao nhất là loại hình du lịch tham quan chiếm 70,44%, du lịch biển chiếm khoảng 52,71%, loại hình du lịch sinh thái 42,86%, du lịch lễ hội chiếm khoảng 19,21%, và du lịch văn hóa chiếm 15,76%.
c) Nhu cầu du lịch theo mùa vụ
Trong tổng số mẫu khảo sát có dự định đi du lịch thì phần lớn đã xác định thời điểm để thực hiện chuyến đi thông qua câu hỏi với đối tƣợng nghiên cứu là “Anh, Chị dự định đi du lịch vào thời điểm nào trong năm?”, đây là câu hỏi nhiều lựa chọn nên tác giả tổng hợp và tính theo tỷ lệ giữa tần suất xuất hiện của thời điểm đƣợc chọn trên tổng số ngƣời có nhu cầu du lịch trong 6 tháng cuối năm 2014. Tổng hợp kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở hình bên dƣới:
Bảng 4.12: Thời điểm đi du lịch
Thời điểm Tần suất Tỷ lệ (%)
Giỗ tổ Hùng Vƣơng 3 1,48
Tết âm lịch 95 46,80
Giải phóng miền nam 5 2,46
Quốc khánh 12 5,91
Những ngày nghỉ trong năm 65 32,02
Bất cứ khi nào muốn 31 15,27
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Qua kết quả khảo sát thực tế thì, với địa điểm yêu thích, đối tƣợng nghiên cứu có xu hƣớng đi du lịch vào những dịp lễ, tết trong năm nhƣ: Giỗ tổ Hùng Vƣơng, giải phóng miền nam 30/04, Quốc tế lao động 01/05 và Tết Âm lịch 2014, một số đi vào những ngày nghỉ trong năm, cũng có một nhóm đối tƣợng đi du lịch tùy thuộc vào cảm hứng của cá nhân, họ thích đi bất cứ khi nào mà họ muốn, do đó nhóm này chƣa xác định rõ thời điểm để đi du lịch. Dựa vào kết quả khảo sát cũng cho thấy, thời điểm đối tƣợng đi du lịch nhiều nhất là vào dịp tết nguyên đáng với tỷ lệ chiếm tới 46,80%, kế tiếp là những ngày nghỉ trong năm chiếm 32,02%. Những sinh viên khi đƣợc hỏi “vì sao lại thích đi du lịch vào thời điểm này?” thì đa phần trả lời là vì vào những dịp tết, những ngày nghỉ thì họ có thể tập hợp đầy đủ bạn bè cùng lớp, nhóm và thời điểm đó thƣờng là vào những ngày trƣớc tết khoảng một tuần. Và việc đi du lịch diễn ra trong khoảng 5 đến 6 ngày, sau đó họ chia tay nhau về ăn tết cùng với gia đình, ngƣời thân. Ngoài ra, trong số những sinh viên chƣa xác định đƣợc thời điểm là vì trong số họ có phần vì nhu cầu của việc học đòi hỏi phải có những chuyến tham quan thực tế trong môn học nên vào lúc đó họ thƣờng có thêm nhu cầu du lịch.
d) Nhu cầu du lịch theo các thành phần
* Phương tiện vận chuyển
Nhu cầu vận chuyển là một trong ba thành phần cơ bản của nhu cầu du lịch. Tác giả chia phƣơng tiện du lịch thành hai phần chính: phƣơng tiện chính và phƣơng tiện di chuyển tại điểm đến. Khảo sát về độ yêu thích sử dụng phƣơng tiện vận chuyển của đối tƣợng nghiên cứu khi đi du lịch thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 4.13: Phƣơng tiện vận chuyển khi đi du lịch Các thông tin Tần số Tỷ lệ (%) 1. Phƣơng tiện chính Xe ô tô 161 79,31 Máy bay 33 16,26 Xe gắn máy 8 3,94
Xe lửa, tàu hỏa 1 0,49
Tàu cao tốc 0 00,00
2. Phƣơng tiện di chuyển tại điểm đến
Các loại xe chuyên dụng tại điểm đến 26 12,81
Xe ô tô 28 13,79
Xe gắn máy 49 24,14
Đi bộ 58 28,57
Xe đạp 42 20,69
Tổng số mẫu khảo sát có đi du lịch năm 2014 203 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Tùy thuộc vào khoảng cách từ nơi ở đến địa điểm du lịch dự định đi và sự phù hợp của phƣơng tiện, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng của đối tƣợng nghiên cứu mà mức độ yêu thích các loại phƣơng tiện vận chuyển sẽ khác nhau.
Qua kết quả tổng hợp cho thấy, đối với phƣơng tiện vận chuyển để đi du lịch thì phần lớn đối tƣợng nghiên cứu thích đi du lịch bằng xe ô tô có 79,31% trong tổng số mẫu khảo sát có đi du lịch lựa chọn xe ô tô làm phƣơng tiện chính và 13,79% lựa chọn dùng xe ô tô để di chuyển tại điểm đến. Đối tƣợng nghiên cứu cho rằng, đi du lịch bằng ô tô có giá tƣơng đối rẻ và dễ tiếp cận các địa điểm du lịch, có nhiều tiện nghi hơn.
Phƣơng tiện chính thứ hai đƣợc yêu thích là máy bay. Hiện nay, số lƣợng khách đi du lịch bằng máy bay đang ngày càng tăng và nhất là những đối tƣợng thích đi du lịch ra các đảo để tham quan, nghỉ dƣỡng thì việc vận chuyển bằng máy bay sẽ rút ngắn đƣợc thời gian, giá cho dịch vụ vận chuyển này ngày càng cạnh tranh hơn khi những hãng hàng không đang cạnh tranh ngày càng nhiều. Đối với đối tƣợng nghiên cứu, khi đi du lịch bằng máy bay thì họ sẽ có thể đến địa điểm mà mình muốn trong thời gian ngắn nhất và sẽ có nhiều thời gian để tham quan, vui chơi, giải trí; trên máy bay có đầy đủ các tiện nghi, trang thiết bị hiện đại.
Một điểm nổi bậc đối với nghiên cứu là khi chọn những dịch vụ vận chuyển ở địa điểm du lịch thì đa phần đối tƣợng nghiên cứu chọn việc đi bộ với tỷ lệ khá cao 28,57%. Theo đối tƣợng cho biết, việc đi bộ sẽ giúp cho họ có thể tham quan kỹ, tận mắt chứng kiến, đối mặt với những thứ mà họ gặp phải khi đi du lịch. Ngoài ra, họ cũng có thể vừa đi du lịch vừa tập thể dục nhầm cân bằng sức khỏe trong những chuyến du lịch để có đƣợc một chuyến vui chơi không chỉ tận hƣởng mà còn lành mạnh.
Theo đối tƣợng nghiên cứu, vận chuyển bằng xe gắn máy có thể linh hoạt về thời gian cũng nhƣ địa điểm dừng lại để nghỉ ngơi, ăn uống và tham quan. Nên phần đông đối tƣợng cũng chọn dịch vụ vận chuyển này với tỷ lệ 24,14%.
Tại những điểm đến du lịch, những địa phƣơng khác nhau có những loại phƣơng tiện vận chuyển chuyên dụng tại địa phƣơng đó ví dụ nhƣ: xe ngựa, xe lôi, xe kéo, xe điện, xích lô, xuồng, ghe... và đây cũng chính là một trong những nét văn hóa, đặc trƣng của điểm đến. Do đó, khi đi du lịch, phần lớn đối tƣợng nghiên cứu có nhu cầu sử dụng những loại phƣơng tiện này nhƣ một sự trải nghiệm và tiếp cận dễ dàng đến đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của điểm đến với 12,81%, tuy nhiên loại hình dịch vụ vận chuyển này chƣa đƣợc đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên để mắt đến nhiều.
* Lịch trình tour
Khi khảo sát đối tƣợng nghiên cứu về lịch trình tour mà họ có nhu cầu thì phần lớn mẫu khảo sát trả lời rằng thích dừng lại ở các điểm du lịch dọc theo tuyến đƣờng của tour du lịch, chiếm 83,74% tổng số mẫu quan sát có nhu cầu đi du lịch. Theo ý kiến khảo sát thu thập đƣợc, phần lớn đối tƣợng nghiên cứu cho rằng, vì tính thuận tiện và tranh thủ đƣợc thời gian trong chuyến du lịch, thay vì cứ chạy thẳng đến địa điểm du lịch chính thì họ lại thích dừng lại dọc theo tuyến đƣờng để tham quan và cũng có thể giải lao, nghỉ mệt để đi tiếp cho chuyến du lịch của mình mà không phải mệt mỏi vì việc vận chuyển đƣờng dài. Qua đó, để thu hút khách hàng thì trong thiết kế tour, ngoài những điểm du lịch tập trung tại điểm đến thì các công ty du lịch cần tối đa số địa điểm tham quan trong tour nhƣng vẫn đảm bảo hợp lý với tỷ lệ phân bổ thời gian cho những nhu cầu thành phần của nhu cầu du lịch trong tổng thời gian của tour. Lịch trình tour du lịch đƣợc tác giả tổng hợp nhƣ sau:
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
* Nhu cầu lưu trú
Nhu cầu lƣu trú là nhu cầu cơ bản thứ hai của nhu cầu du lịch. Khảo sát nhu cầu của đối tƣợng nghiên cứu với các loại hình lƣu trú nhƣ sau:
Bảng 4.14: Loại hình lƣu trú
Loại hình lƣu trú Tần số Tỷ lệ (%)
Nhà nghỉ 113 55,67
Resort 40 19,70
Khách sạn 50 24,63
Tổng số mẫu quan sát có đi du lịch năm 2014
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Tùy thuộc vào khả năng thanh toán, hình thức đi du lịch, các đặc điểm cá nhân và mục đích cần thỏa mãn trong khi đi du lịch thì những đối tƣợng khác nhau có nhu cầu tƣơng đối khác nhau. Từ kết quả tổng hợp về nhu cầu lƣu trú của đối tƣợng nghiên cứu cho thấy, khi đi du lịch thì loại hình lƣu trú tại nhà nghỉ đƣợc đối tƣợng nghiên cứu yêu thích nhất, chiếm tỷ lệ 55,67%; loại hình Resort và Khách sạn có tỷ lệ tƣơng ứng là 19,70% và 24,63%. Điều đó cho thấy rằng, phần lớn mục đích đi du lịch của đối tƣợng là chủ yếu tận mắt đƣợc nhìn, đƣợc ngắm, đƣợc trãi nghiệm cảm giác ở địa điểm du lịch mà họ muốn, họ chƣa từng đặt chân đến. Vì thế, việc lƣu trú với đối tƣợng chỉ là nhu cầu phụ, họ chỉ cần có nơi dừng chân, qua đêm an toàn, tiện nghi và thoải mái là đƣợc chứ không đòi hỏi cao về nhu cầu này. Việc đó cũng làm giảm chi phí cho chuyến du lịch của họ. Để làm rõ về điều đó tác giả tiến hành tổng hợp các ƣa thích của đối tƣợng đi du lịch về dịch vụ tại nơi lƣu trú và có đƣợc kết quả nhƣ sau:
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy, nhiều dịch vụ đƣợc đối tƣợng nghiên cứu mong muốn đƣợc sử dụng tại nơi lƣu trú bao gồm: Hồ bơi, Massage, Karaoke là những dịch vụ đƣợc yêu thích nhất, đây là nhũng dịch vụ giải trí tƣơng đối bình dân và phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên; nhóm dịch vụ giải trí nhƣ Spa, Bar, Casino và Tennis cũng đƣợc nhiều đối tƣợng lựa chọn. Tuy nhiên, những dịch vụ này không đƣợc phổ biến hơn.
Nhìn chung, nhu cầu lƣu trú của đối tƣợng nghiên cứu không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi mà còn bao gồm nhiều loại nhu cầu nhỏ hơn. Do đó, các đơn vị kinh doanh du lịch phải chú ý đến vấn đề này để không chỉ đảm bảo chỗ nghỉ ngơi cho khách mà còn đảm bảo chất lƣợng về các tiện nghi để phục vụ du khách tốt hơn nữa cũng nhƣ thỏa mãn tối đa nhu cầu này của khách hàng.
* Nhu cầu ăn uống
Nhu cầu ăn uống là nhu cầu thứ ba trong ba nhu cầu cơ bản của nhu cầu du