Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 71)

viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ

Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để xác định mức độ ảnh hƣởng của một số nhân tố đến khả năng chi tiêu cho du lịch của đối tƣợng nghiên cứu. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình cho thấy, trong số 5 biến độc lập đƣa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê ở mức dƣới 5%. Khả năng chi tiêu cho du lịch của đối tƣợng sinh viên phụ thuộc vào giới tính, số năm theo học, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó.

Bảng 4.19: Kết quả phân tích từ mô hình tobit

Biến phụ thuộc: CTDL – Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên (triệu đồng)

Biến độc lập Hệ số ƣớc lƣợng Hệ số góc dY/dX Hệ số thống kê Z Giới tính (GT) -0,172 -0,043 -2,91* Số năm theo học (SN) 0,199 0,050 6,63* Ngành học (NH) 0,156 0,039 0,62 Thu nhập (TN) 0,612 0,153 5,36* Số lần đi du lịch trƣớc đó (N) 0,163 0,041 6,26* Số quan sát 300 Prob > chi2 0,000*

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2012 Ghi chú: *: mức ý nghĩa 1%.

Các biến độc lập trong mô hình đƣợc diễn giải nhƣ sau:

- Giới tính: Kết quả phân tích bằng mô hình Tobit cho thấy, có sự khác biệt

trong chi tiêu cho hoạt động du lịch giữa hai nhóm nam và nữ. Với biến giả đƣợc đƣa vào mô hình nhận giá trị là 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ, hệ số tƣơng quan giữa biến giới tính và khả năng chi tiêu cho hoạt động du lịch là –0,043. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số tiền trung bình nam giới chi tiêu cho hoạt động du lịch thấp hơn nữ giới là 0,043 triệu đồng. Sự khác biệt về lƣợng tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của hai nhóm này cũng không cao và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Theo tác giả, sở dĩ có sự khác biệt này là do nữ giới là đối tƣợng thƣờng thích mua sắm hơn và khi đi du lịch thì họ thƣờng thích mua sắm những món hàng lƣu niệm, quần áo, nữ trang… mang tính truyền thống của điểm đến hoặc những món ăn đặc sản ở địa phƣơng để làm quà tặng.

- Số năm theo học: Biến số năm theo học của đối tƣợng nghiên đƣợc đo lƣờng bằng số năm đã học trong trƣờng đang theo học và với ngành đang theo học. Biến số năm theo học có tƣơng quan dƣơng đến lƣợng tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng sinh viên ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này nói lên rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng sẽ tăng thêm 0,050 triệu đồng khi số năm theo học của đối tƣợng tăng lên một đơn vị.

- Thu nhập: Kết quả phân tích cũng cho thấy, thu nhập có tƣơng quan thuận

đến số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng nghiên cứu. Nói cách khác, khi thu nhập càng cao thì số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng cũng sẽ cao. Cụ thể là, khi thu nhập của đối tƣợng tăng thêm 1 triệu đồng thì số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch sẽ tăng thêm 0,153 triệu đồng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy rằng, khi thu nhập của đối tƣợng tăng lên và với tâm lý hƣởng thụ thì ngoài việc chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản khi đi du lịch, đối tƣợng còn có xu hƣớng chi tiêu nhiều cho những dịch vụ vui chơi, giải trí, thƣ giản, chăm sóc sức khỏe và mua sắm…

- Số lần đi du lịch trước đó: Trái ngƣợc với kỳ vọng, kết quả nghiên cứu cho thấy, số lần đi du lịch trong năm 2013 có tác động dƣơng đến số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch của đối tƣợng nghiên cứu, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là, khi số lần đi du lịch trƣớc đó của đối tƣợng càng nhiều thì số tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch trong năm 2014 sẽ càng tăng. Hệ số góc dy/dx bằng 0,041 tức là, khi số lần đi du lịch trong năm 2013 tăng thêm 1 lần thì lƣợng tiền chi tiêu cho hoạt động du lịch sẽ tăng thêm 0,041 triệu đồng. Điều đó cho ta thấy rằng, khi đối tƣợng đi du lịch nhiều họ sẽ càng mong muốn đƣợc trải nghiệm nhiều hơn đặc biệt là những dịch vụ, loại hình vui chơi, giải trí tại điểm đến du lịch mà trƣớc đó họ chƣa thể tham gia hoặc chƣa từng tham gia; chi tiêu cho mua sắm cũng sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, việc số lần đi du lịch trƣớc đó của đối tƣợng cũng ảnh hƣởng rất nhiều trong việc lựa chọn dịch vụ của công ty du lịch, vì khi họ đi nhiều thì đồng nghĩa với việc họ tiếp cận đƣợc rất nhiều dịch vụ, chăm sóc từ phía các công ty du lịch trƣớc đó nên trong những lần sau họ sẽ có sự so sánh thật kỹ lƣỡng trong việc lựa chọn công ty du lịch và điều đó không thuận lợi cho công ty du lịch. Nên việc tìm hiểu yếu tố này rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống dịch vụ đổi mới phù hợp hơn với sự đa dạng trong thay đổi của nhu cầu từ đối tƣợng đi du lịch.

Tóm lại, từ kết quả hồi qui cho thấy khả năng chi tiêu của đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên cho hoạt động du lịch chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố thu nhập có tác động mạnh nhất đến chi tiêu du lịch, kế đến là yếu tố số năm theo học và số lần đi du lịch trƣớc đó. Biến giới tính cũng thể hiện rõ sự khác biệt trong mức chi tiêu cho du lịch giữa nam và nữ.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên

trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Tác giả thấy đƣợc thực trạng rằng, về nhu cầu du lịch trong nhóm đối tƣợng là sinh viên ở mức cao và các yếu tố có ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch chủ yếu trong nghiên cứu của tác giả là: giới tính, số năm theo học, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó. Tuy nhiên, vì đề tài mới và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài phức tạp, có sự nhạy cảm; thiếu quyết đoán trong cách trả lời khi tác giả tiến hành thu thập thông tin, lấy số liệu nên đề tài nghiên cứu còn có nhiều sai sót, và kết quả không hoàn toàn nhƣ mong muốn của tác giả. Bên cạnh đó, thông qua các thông tin thu nhận đƣợc, qua quá trình phân tích tác giả cũng phần nào thấy rõ đƣợc về hành vi du lịch của nhóm đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên. Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu và đáp ứng tốt hơn về nhu cầu du lịch cho đối tƣợng du lịch thuộc nhóm đối tƣợng là sinh viên.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU LỊCH CHO ĐỐI TƢỢNG SINH VIÊN ĐỐI TƢỢNG SINH VIÊN

Để có đƣợc sự biết đến, tin tƣởng và lựa chọn thực hiện hoạt động du lịch thông qua công ty, tổ chức du lịch của khách hàng. Thì đối với từng tổ chức, cá nhân trong tổ chức phải tự tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng mà mình muốn hƣớng đến từng ngày, nhằm xây dựng những chƣơng trình, hoạt động cho phù hợp với nhu cầu đó để có đƣợc khách hàng. Vì thế, qua đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng một hoạt động du lịch phù hợp hơn đối với đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên nhƣ sau:

- Các tổ chức, công ty du lịch nên xây dựng những tour du lịch dành cho nhóm từ 10 đến 20 ngƣời vào các dịp trƣớc tết âm lịch, kỳ nghỉ hè với đích đến là các địa điểm nỗi tiếng về tham quan, thƣ giãn nhƣ: Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc…Tuy nhiên, cần có sự kết hợp dừng lại tham quan các địa điểm dọc theo tuyến đƣờng vận chuyển nhằm tạo cho du khách có cảm giác không thấy mệt mõi trong suốt quá trình vận chuyển đƣờng dài. Vì điều đó ảnh hƣởng rất nhiều trong việc cảm nhận và trãi nghiệm các dịch vụ tiếp theo của tổ chức.

- Các nhu cầu về vận chuyển, nơi lƣu trú của nhóm đối tƣợng sinh viên nhìn

chung thuộc nhóm bình dân, không đòi hỏi cao về sự hiện đại, sang trọng… đó là điều thuận lợi cho các tổ chức du lịch trong việc hạn chế chi phí cho hoạt động tour, bên cạnh đó các tổ chức cần phải lƣu ý về việc vận chuyển cần phải đảm bảo tính an toàn, đúng lịch trình đề ra và nơi lƣu trú cần phải chọn những địa điểm thuận tiện cho việc đi lại của du khách, không có tập trung các tệ nạn xã hội. Tốt

nhất là các địa điểm lƣu trú bình dân gần các tuyến đƣờng lớn và gần nơi có đông dân cƣ.

- Trong việc xây dựng tour du lịch cho nhóm đối tƣợng sinh viên nói chung cũng nhƣ các tour hƣớng đến các phân khúc khách hàng khác thì các tổ chức du lịch cần có sự liên kết với các đơn vị kinh doanh gần các địa điểm du lịch mà tổ chức đang xây dựng nhằm có sự gắn kết trong hoạt động kinh doanh, tạo nên lợi thế cạnh tranh mới về giá, khả năng phục vụ trong các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí. Thay vì tổ chức du lịch chỉ dẫn du khách ngẫu nhiên vào các địa điểm ăn uống, giải trí trên địa bàn mà đoàn du lịch đang tham quan điều đó sẽ làm cho du khách có cảm giác thiếu an toàn trong việc trãi nghiệm các dịch vụ này vì đa phần du khách quan niệm rằng những địa điểm du lịch thƣờng thì các dịch vụ có giá rất cao, không đảm bảo trong chất lƣợng phục vụ.

- Cần xây dựng các hoạt động nhƣ: Sinh hoạt, giao lƣu giới trẻ, gặp gỡ giữa những ngƣời cùng đi du lịch với nhau vào các buổi tối hay sau các bữa ăn, vì điều đó sẽ kích thích tính giao lƣu học hỏi, năng động của sinh viên, làm cho chuyến du lịch thêm ý nghĩa và du khách có đƣợc nhiều sự trãi nghiệm mới mẽ, quý giá. - Cần có sự gắn kết với nhiều tổ chức khách nhƣ: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí thông qua các hợp đồng, thõa thuận trong kinh doanh nhằm giúp cho tổ chức du lịch có đƣợc một hệ thống khép kín trong việc xây dựng tour du lịch mà tổ chức hƣớng đến. Từ khâu vận chuyển, tham quan, lƣu trú, ăn uống…cho đến lúc hoàn tất chuyến du lịch của khách hàng. Để tổ chức có đƣợc các lợi thế từ việc hợp tác mang đến nhƣ về giá dịch vụ, tính kịp thời, chất lƣợng và tính ổn định trong suốt thời gian dài.

- Các tổ chức du lịch cần xây dựng các tour du lịch với giá rẽ, giá dành riêng

cho sinh viên nhằm khơi gợi nhu cầu du lịch của đối tƣợng này. Chúng ta biết rằng việc áp dụng mức giá rẽ chỉ có lợi thế cạnh tranh chứ không mang lại lợi ích hấp dẫn cho tổ chức. Tuy nhiên, tổ chức cần xem xét lại việc cắt giảm chi phí từ các lợi thế khác nhƣ từ việc liên kết giữa tổ chức và các đơn vị kinh doanh, từ việc giảm bớt đi các hoạt động phụ trong quá trình du lịch, lựa chọn địa điểm lƣu trú bình dân…từ đó có đƣợc mức giá cạnh tranh cho đối tƣợng này.

- Xây dựng các chƣơng trình khuyến mãi hƣớng đến nhu cầu du lịch theo nhóm sinh viên, nhằm hƣớng vào mục đích du lịch theo nhóm, đa phần là bạn bè cùng nhóm, cùng lớp học. Các tổ chức có thể áp dụng các chƣơng trình khuyến mãi nhƣ “Áp dụng giá đặc biệt cho khách hàng đăng ký tham gia theo nhóm từ 10 ngƣời trở lên với đối tƣợng là sinh viên”, “Tặng kèm các quà tặng lƣu niệm, dịch vụ tại nơi lƣu trú cho đối tƣợng du lịch đăng ký theo nhóm khách hàng là sinh viên”…

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua những phân tích trên ta thấy, nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ là khá cao. Trong năm 2014, tỷ lệ sinh viên có dự định đi du lịch chiếm 67,67% trong tổng số đối tƣợng nghiên cứu. Đối tƣợng có nhu cầu về du lịch ở nhiều địa điểm và loại hình du lịch khác nhau, bao gồm du lịch biển, núi, lễ hội…Với một số địa điểm đƣợc yêu thích nhƣ: Đà Lạt, Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Phú Quốc, Vũng Tàu…Mục đích đi du lịch chủ yếu là để vui chơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu và học tập nghiên cứu. Thời điểm sinh viên đi du lịch nhiều nhất là vào dịp tết, những ngày nghỉ trong năm. Nguồn thông tin từ Internet và bạn bè, ngƣời thân là hai nguồn thông tin đƣợc đối tƣợng nghiên cứu quan tâm khi tìm hiểu thông tin về du lịch.

Đối tƣợng đi du lịch với nhiều hình thức khác nhau: tự tổ chức và thông qua công ty du lịch. Trong đó, số ngƣời thích đi du lịch thông qua công ty du lịch cũng không nhỏ. Khi đi du lịch thông qua công ty du lịch thì hầu hết đối tƣợng nghiên cứu thích tự tìm đến công ty du lịch để đặt tour. Cũng qua kết quả phân tích cho thấy, những nhân tố có tác động đến việc lựa chọn công ty du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đó là: sự đáp ứng; năng lực phục vụ của nhân viên và sự an toàn trong chuyến đi. Với các chƣơng trình khuyến mãi của công ty du lịch thì hình thức giảm giá luôn hấp dẫn đối với khách du lịch. Cầu du lịch của sinh viên đƣợc phân tích theo hai khía cạnh đó là nhu cầu đi du lịch (xác suất thực hiện chuyến đi du lịch) và khả năng chi tiêu cho du lịch. Kết quả phân tích đã cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên nhƣ: giới tính, số năm theo học, thu nhập và số lần du lịch trƣớc đó. Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch cũng chịu tác động bởi thời gian nhàn rỗi và ảnh hƣởng từ chƣơng trình khuyến mãi của các công ty du lịch.

Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hay mức độ sẵn lòng chi trả cho hoạt động du lịch trung bình cho một đối tƣợng là 4,21 triệu đồng/ngƣời và mức chi tiêu này bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ: giới tính, số năm theo học, thu nhập hàng tháng và số lần du lịch trƣớc đó. Những yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm mức chi tiêu cho chuyến du lịch của đối tƣợng sinh viên. Trong đó, yếu tố thu nhập có tác động mạnh nhất đến chi tiêu du lịch, kế đến là yếu tố số lần đi du lịch trƣớc đó và yếu tố số năm theo học. Biến giới tính cũng thể hiện rõ sự khác biệt trong mức chi tiêu cho du lịch giữa nam và nữ.

Nhìn chung, từ những kết quả phân tích trên đã phần nào tìm ra những yếu tố có tác động đến nhu cầu và hành vi du lịch của đối tƣợng sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Đây là những yếu tố mà các cấp chính quyền, các sở ban ngành và ngay cả các công ty du lịch cần quan tâm và có các chính sách và biện pháp cụ thể để tác động nhằm đáp ứng và khai thác tốt nhu cầu du lịch của đối

tƣợng này, đồng thời góp phần củng cố và phát triển một sân chơi giải trí lành mạnh, bổ ích, một môi trƣờng giáo dục tích cực cho thế hệ trẻ trên địa bàn Thành

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 71)