Mô hình ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 27)

a) Cơ sở lý thuyết

Qua quá trình lƣợc khảo tài liệu tác giả nhận thấy rằng đa phần kết quả từ các nghiên cứu về nhu cầu du lịch của du khách chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, các yếu tố đó có liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân; các đặc điểm, thành phần gia đình và một số yếu tố khác. Các tác giả trong và ngoài nƣớc đã chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến cầu du lịch nhƣ sau:

Ứng dụng các mô hình hồi qui, một số nghiên cứu đã chứng minh đƣợc nhu cầu du lịch của du khách chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố tuổi tác (Phạm Thanh Vân, 2010; World Bank, 2005; Sharon Sarmiento, 1998). Qua những nghiên cứu cho thấy nhu cầu du lịch của du khách thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau.

Yếu tố thứ hai có tác động đến cầu du lịch là yếu tố giới tính (Phạm Hồng Mạnh, 2008; Sharon Sarmiento, 1998). Sự khác biệt về hành vi và cầu du lịch giữa nam và nữ rất khác nhau và sự khác biệt giới tính rất quan trọng trong xác suất thực hiện một chuyến du lịch.

Nhu cầu du lịch còn chịu ảnh hƣởng của yếu tố tình trạng hôn nhân (Phạm Hồng Mạnh, 2008; Phạm Thanh Vân, 2010; Sharon Sarmiento, 1998). “Tình trạng hôn nhân có ảnh hƣởng khá lớn đến quyết định đi du lịch của ngƣời dân” [4,Tr.60]. Đặc biệt, khi có con nhỏ thì càng làm tăng xác suất thực hiện chuyến du lịch [18].

Yếu tố trình độ học vấn và thu nhập có tác động mạnh đến cầu du lịch đƣợc chứng minh bởi các tác giả Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010), World Bank (2005), Sharon Sarmiento (1998). “Thực trạng xu thế của ngƣời Việt Nam hiện nay, khi họ có điều kiện về thu nhập họ sẽ đi du lịch nhiều hơn”[1, Tr.221].

Ngoài những yếu tố về đặc điểm cá nhân thì yếu tố về đặc điểm thành phần gia đình cũng có ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch nhƣ yếu tố về qui mô hộ gia đình (Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành, 2011; Sharon Sarmiento, 1998). “Qui mô gia đình là nhân tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến khả năng tham gia hoạt động du lịch” [2, Tr. 4].

Bên cạnh đó, ngoài những yếu tố đƣợc đề cập ở trên, dựa vào kết luận của Phạm Thanh Vân (2010), thì yếu tố về số lần đi du lịch trƣớc đó cũng có ảnh hƣởng đến cầu du lịch.

Chi tiêu cho du lịch là tất cả các chi tiêu của ngƣời dân cho các hoạt động du lịch của mình. Khả năng chi tiêu cho du lịch của ngƣời dân là mức độ sẵn lòng chi trả cho hoạt động du lịch. Khả năng chi tiêu cho du lịch của ngƣời dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố với tác động khác nhau lên mức độ sẵn lòng chi trả của ngƣời dân.

World Bank (2005) đã chứng minh và rút ra kết luận rằng khả năng sẵn lòng trả tiền cho du lịch của ngƣời dân chính là phần diện tích phía dƣới đƣờng cong nhu cầu hay còn gọi là thặng dƣ tiêu dùng của hộ gia đình có nguồn gốc từ giá trị

của các chuyến du lịch trƣớc đó [17]. Do đó, khả năng chi tiêu hay mức độ sẵn lòng chi trả cho hoạt động du lịch là một hàm số cầu cho hoạt động du lịch. Mặt khác, với nghiên cứu của Phạm Thanh Vân (2010) đƣợc thực hiện tại Thành phố Cần Thơ, mức chi tiêu cho du lịch của ngƣời dân chịu tác động của các yếu tố nhƣ: tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, số lần du lịch trƣớc đó và tình trạng hôn nhân.

b) Một số mô hình nghiên cứu

Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của ngƣời dân ở tỉnh An Giang”, Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011). Tạp chí Khoa học, Đại Học Cần Thơ, số 22 – 2012. Nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của ngƣời dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Và các tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011).

Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi về “Các nhân tố ảnh hưởng đến

nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết Nguyên Đán nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ”. Qua nghiên cứu tác giả kết luận với mức thu

nhập này càng tăng, đời sống ngày càng đƣợc cải thiện thì nhu cầu du lịch vào dịp tết là một xu hƣớng tất yếu ở hiện tại và cả trong tƣơng lai. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic với các biến độc lập đƣợc tác giả đƣa vào nhƣ: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, địa bàn cƣ trú và số lần đi du lịch trong năm. Và mô hình nghiên cứu đƣợc mô tả nhƣ sau:

Thu nhập gia đình

Vốn xã hội

Trình độ học vấn

Nghề truyền thống Quy mô gia đình

Quyết định tham gia du lịch cộng

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi về “Các nhân tố ảnh

hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết Nguyên Đán nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ”.

c) Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

Từ việc tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của du khách, tác giả quyết định tiếp thu các kết quả từ những nghiên cứu đƣợc tham khảo trên về các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của du khách nhƣ sau: tuổi, giới tính, thu nhập, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và số lần đi du lịch trƣớc đó.

Tuy nhiên, nhằm phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên, sự khác nhau về nhu cầu, đặc điểm sinh học của đối tƣợng nên tác giả có sự chọn lọc nhƣ sau:

- Các yếu tố nhƣ: giới tính, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó tác giả cho rằng cũng phù hợp cho đối tƣợng nghiên cứu về đề tài của mình nên chọn 3 yếu tố trên đƣa vào mô hình nghiên cứu để tìm hiểu và phân tích.

- Tuổi: đối tƣợng là sinh viên thì với hệ thống giáo dục trong nƣớc Việt Nam theo hệ thống chính quy thì từ 18 tuổi đến 26 tuổi (bao gồm các sinh viên theo học các ngành bác sỹ). Tác giả nhận thấy rằng yếu tố tuổi của đối tƣợng này là nằm trong một khoảng chung nên để làm rõ sự ảnh hƣởng của yếu tố này đến nhu cầu du lịch của sinh viên thì tác giả quy đổi yếu tố “Tuổi” thành yếu tố “số năm đã học” của trƣờng.

- Trình độ học vấn: với đối tƣợng là sinh viên từ các trƣờng cao đẳng, đại học nên yếu tố trình độ học vấn sẽ không ảnh hƣởng nhiều đến nhu cầu du lịch của sinh viên mà qua đó tác giả quy đổi yếu tố “trình độ học vấn” thành yếu tố “ngành học” của sinh viên để đƣa vào mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tác động của yếu tố này đến nhu cầu du lịch của sinh viên nhƣ thế nào?

- Số lần đi du lịch trƣớc đó: trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi “Các

nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ”. Thì yếu tố số lần du lịch trƣớc đó ảnh

hƣởng tƣơng đối nhiều tới nhu cầu du lịch của ngƣời du khách. Do đó, với đối tƣợng của đề tài nghiên cứu là sinh viên nên tác giả đƣa ra giả thuyết rằng, trong số sinh viên thì cũng có ngƣời đã từng có lần đi du lịch trƣớc đó, với bạn bè, gia đình. Nên phần nào họ cũng có kinh nghiệm và sự chiêm nghiệm trong việc lựa

Tuổi Số lần du lịch trƣớc đó Thu nhập Địa bàn cƣ trú Tình trạng hôn nhân Trình độ học vấn Quyết định đi du lịch vào dịp tết Nguyên Đán

chọn nhu cầu du lịch. Nên tác giả đƣa yếu tố “số lần đi du lịch trƣớc đó” vào mô hình nghiên để tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của nó nhƣ thế nào đối với đối tƣợng du khách là sinh viên.

Hình 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch và khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn TP.Cần Thơ

Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch

Dựa vào các tài liệu đã lƣợc khảo, đối với biến phụ thuộc là “nhu cầu du lịch của sinh viên” nhận một trong hai giá trị 1 và 0, cỡ mẫu n lớn và có phân phối chuẩn, tác giả đề xuất hàm số hồi qui với mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của ngƣời dân Thành phố Cần Thơ nhƣ sau:

NCDL(1,0) = β0 + β1SN + β2GT + β3NH + β4TN + β5N

Mô hình nghiên cứu đƣợc diễn giải nhƣ sau: Bảng 2.2: Diễn giải các biến trong mô hình probit

BIẾN DIỄN GIẢI LOẠI ĐƠN VỊ TÍNH KỲ

VỌNG NCDL Nhu cầu du lịch của sinh

viên

Biến giả = 1 có đi du lịch = 0 không đi

SN Số năm đã theo học của đáp viên

Định

lƣợng năm

+/-

GT Giới tính Biến giả 1 = nam; 0 = nữ +

NH Ngành học của đáp viên Định tính +

TN Thu nhập của đáp viên Định

lƣợng Triệu đồng/tháng + N Số lần đi du lịch trƣớc đó của đáp viên Định lƣợng Lần - Số lần đi du lịch trƣớc đó (N) Thu nhập (TN) Ngành học (NH) Giới tính (GT)

Nhu cầu đi du lịch Khả năng chi tiêu

cho du lịch

Số năm đã học (SN)

Trong đó: NCDL là biến phụ thuộc và các biến SN, GT, NH, TN, N là các biến độc lập (biến giải thích).

β0: Sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể. βi: Hệ số hồi qui.

Trong mô hình trên, biến phụ thuộc (NCDL) là nhu cầu du lịch của sinh viên, NCDL = 1 nếu có đi du lịch trong năm 2012, NCDL = 0 nếu không đi du lịch trong năm 2012.

Các biến độc lập (biến giải thích) của mô hình đƣợc diễn giải nhƣ sau:

- SN là số năm của đáp viên đã theo học ở trƣờng kể từ ngày đăng ký nhập

học, là biến định lƣợng, nhận giá trị tƣơng đƣơng với số năm đã theo học của đáp viên tính từ năm đầu tiên nhập học cho đến thời điểm phỏng vấn. Theo một số nghiên cứu trong tài liệu tham khảo thì độ tuổi có tác động dƣơng đến cầu du lịch, đƣợc chứng minh trong nghiên cứu của Phạm Thanh Vân (2010), khi tuổi của đáp viên tăng lên thì xác suất họ quyết định đi du lịch tăng lên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của World Bank (2005) thì độ tuổi có tác động âm đến cầu du lịch. Với việc thay đổi yếu tố TUỔI thành SN nên tác giả không kỳ vọng cụ thể về dấu cho hệ số β1.

- GT là giới tính của đối tƣợng nghiên cứu, nhận 2 giá trị là 1 và 0. GT =1

nếu là nam và GT = 0 nếu là nữ. Biến GT có tác động dƣơng đến cầu du lịch, đƣợc chứng minh trong nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008) và Sharon Sarmiento (1998) rằng nam giới có cơ hội đi du lịch nhiều hơn nữ giới. Do đó, hệ số β2 mang kỳ vọng dƣơng (+).

- NH là ngành mà đáp viên đang theo học ở trƣờng, biến định tính, vì là biến có sự tƣơng đồng nhƣ biến “Trình độ học vấn” Trong các nghiên cứu của World Bank (2005), trình độ học vấn có tác động âm đến cầu du lịch. Trong nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010) trình độ học vấn lại có tác động dƣơng. Khi trình độ học vấn của ngƣời dân càng cao càng có khả năng đƣợc giao lƣu và điều kiện đi du lịch ở nhiều nơi. Đồng thời, các nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010) đƣợc khảo sát ở Việt Nam. Do đó, tác giả kỳ vọng hệ số β3 mang kỳ vọng dƣơng (+). Ngoài ra, để tiện cho việc phân tích và chạy mô hình tác giả sẽ mã hóa biến NH thành các chỉ tiêu nhƣ sau: 1 = Những ngành thuộc khối ngành kinh tế: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán…

2 = Những ngành thuộc khối ngành công nghệ, kỹ thuật: công nghệ thông tin, kỹ thuật điện…

3 = Những ngành thuộc khối ngành du lịch: du lịch, Việt Nam học,… 4 = Những ngành khác(…)

- TN là thu nhập của đáp viên, biến định lƣợng, nhận giá trị bằng số tiền thu nhập hàng tháng của đáp viên, trong nghiên cứu này thì thu nhập chính là số tiền mà sinh viên có đƣợc từ gia đình, nhận học bổng hoặc từ làm thêm trong hàng

tháng. Trong các nghiên cứu Phạm Hồng Mạnh (2008), Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011), Phạm Thanh Vân (2010), World Bank (2005), Sharon Sarmiento (1998) biến số thu nhập đồng biến với cầu du lịch. Do đó, hệ số β5 mang kỳ vọng dƣơng (+).

- N là số lần đi du lịch trƣớc đó, biến định lƣợng, nhận giá trị bằng số lần

ngƣời dân đã đi du lịch trong năm 2011. Trong nghiên cứu của Phạm Thanh Vân (2010) đã chứng minh số lần đi du lịch trƣớc đó tỷ lệ nghịch với cầu du lịch. Do đó, hệ số β6 mang kỳ vọng âm (-).

Mô hình Tobit về khả năng chi tiêu cho du lịch

Với những yếu tố đã đề xuất cho cầu du lịch ở mô hình Probit trên, tác giả đề xuất mô hình Tobit để đo lƣờng khả năng chi tiêu hay mức độ sẵn lòng trả tiền của ngƣời dân Thành phố Cần Thơ cho hoạt động du lịch. Các biến giải thích đƣợc đƣa vào mô hình bao gồm: số năm đã học, giới tính, ngành học, qui mô gia đình, thu nhập và số lần đi du lịch trƣớc đó. Đặt yi* là chi tiêu cho nhu cầu du lịch của sinh viên. Trong đó, sẽ có những quan sát trong mẫu nghiên cứu có chi tiêu cho du lịch bằng 0, do đó, biến yi sẽ bị chặn.

yi* = xi’β + ui cho những quan sát có chi tiêu cho du lịch là dƣơng Yi = (2.1) yi* = 0 cho những quan sát không có chi tiêu cho du lịch

Ta có thể thiết lập một mô hình hồi qui dạng mô hình Tobit nhƣ sau:

CTDL = β0 + β1SN + β2GT + β3NH + β4TN + β5N

Trong mô hình trên, biến phụ thuộc (CTDL) là khả năng chi tiêu hay mức độ sẵn lòng chi trả cho hoạt động du lịch của ngƣời dân, là biến định lƣợng, nhận giá trị bằng số tiền ngƣời dân sẵn sàng chi trả cho nhu cầu du lịch của mình. Các biến độc lập đƣợc giải thích tƣơng tự trong bảng 2.2 (xem trang 25).

2.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

- Giả thuyết 1: Nhu cầu du lịch của sinh viên không phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: số năm đã theo học, giới tính, ngành học, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng, và số lần đi du lịch trƣớc đó.

- Giả thuyết 2:Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên không phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: số năm đã theo học, giới tính, ngành học, qui mô gia đình, thu nhập hàng tháng và số lần đi du lịch trƣớc đó.

2.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 2.4.1. Số liệu thứ cấp 2.4.1. Số liệu thứ cấp

Đƣợc thu từ các báo cáo, số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê; Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ; Báo Cần Thơ…

2.4.2. Số liệu sơ cấp

Để đảm bảo tính chính xác và khoa học của dữ liệu tác giả tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các sinh viên đang theo học các trƣờng cao đẳng, đại học trên địa bàn Tp.Cần Thơ mà cụ thể là sinh viên thuộc 3 trƣờng trong mục không gian nghiên cứu của đề tài theo phƣơng pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên.

Cỡ mẫu khảo sát trong đề tài đƣợc xác định dựa vào mô hình nghiên cứu. Đề

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)