Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính của các mẫu giống đậu cô ve

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 64)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính của các mẫu giống đậu cô ve

4.1.1. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính của các mẫu giống đậu cô ve cô ve

Sự đa dạng của nguồn vật liệu khởi đầu là yếu tố quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Khảo sát nguồn vật liệu ban đầu là bƣớc hết sức quan trọng, nó giúp nhà chọn giống định hƣớng trong việc chọn bố mẹ cho các tổ hợp lai phục vụ các mục tiêu chọn tạo giống. Nguồn vật liệu của đề tài là 60 mẫu giống đậu cô ve trong đó có 41 mẫu nguồn gen nhập nội từ Mỹ, 4 mẫu từ Trung Quốc và 15 mẫu nguồn gen địa phƣơng Việt Nam (Phụ lục 1).

Sự đa dạng của nguồn vật liệu khởi đầu là yếu tố quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Khảo sát nguồn vật liệu ban đầu là bƣớc hết sức quan trọng, nó giúp nhà chọn giống định hƣớng trong việc chọn bố mẹ cho các tổ hợp lai phục vụ các mục tiêu chọn tạo giống. Nguồn vật liệu của đề tài là 60 mẫu giống đậu cô ve trong đó có 41 mẫu nguồn gen nhập nội từ Mỹ, 4 mẫu từ Trung Quốc và 15 mẫu nguồn gen địa phƣơng Việt Nam (Phụ lục 1). sinh trƣởng vô hạn, thân leo và dạng sinh trƣởng hữu hạn, thân bụi. Trong 60 mẫu giống của tập đoàn đậu cô ve có 23 mẫu giống sinh trƣởng hữu hạn (thân bụi) và 37 mẫu giống sinh trƣởng vô hạn (thân leo) (bảng 4.1).

Đậu cô ve trồng sản xuất đƣợc sử dụng với 3 mục đích chính là: ăn hạt (dry beans) – thu hoạch khi hạt chín hoàn toàn, đậu thu quả (shell beans) – thu hoạch khi hạt chín sinh lý và đậu cô ve xanh (geen hoặc snap beans) – thu hoạch quả trƣớc khi hạt phát triển. Trong nghiên cứu này chúng tôi phân nhóm các mẫu giống đậu cô ve thành 2 nhóm theo mục đích sử dụng là nhóm ăn hạt khô và nhóm ăn quả (bảng 4.1). Theo đó, trong tập đoàn có 13 mẫu giống ăn hạt (8 mẫu giống thuộc nhóm thân bụi, 5 mẫu giống thuộc nhóm thân leo) và 47 mẫu giống ăn quả tƣơi. Các giống đậu cô ve ăn quả có thịt quả dày và mọng nƣớc, không có hoặc có rất ít xơ ở hai bên mép quả (Silbernagel, 1986). Quả đƣợc sử dụng để ăn tƣơi, đông lạnh hoặc đóng hộp.

Bảng 4.1. Phân nhóm các mẫu giống đậu cô ve trong tập đoàn theo mục đích sử dụng

Phân nhóm theo mục đích sử dụng

Nhóm giống

Tổng số

Thân bụi Thân leo

Ăn hạt 8 5 13

Ăn quả 14 33 47

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)