CHỌN GIỐNG ĐẬU CÔ VE CHỊU NÓNG

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 29 - 30)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY ĐẬU CÔ VE

2.2. CHỌN GIỐNG ĐẬU CÔ VE CHỊU NÓNG

Trong chu kỳ sống, cây trồng chịu tác động của nhiều loại bất thuận của môi trƣờng. Các loại bất thuận có thể phân thành 2 nhóm chính là bất thuận sinh học và bất thuận phi sinh học. Bất thuận phi sinh học nhƣ hạn, ngập, mặn, kim loại nặng, chua, phèn, thiếu hụt dinh dƣỡng, bất thuận nhiệt độ cao, thấp ảnh hƣởng đến năng suất và khả năng sống sót của cây trồng (Shaik et al., 2014). Bất thuận phi sinh học làm giảm sản lƣợng nông nghiệp, do vậy phát triển các kiểu gen mới thích nghi với môi trƣờng bất thuận là rất cần thiết (Wang et al., 2011; Wu et al., 2014; Dolferus, 2014). Hiện tƣợng ấm lên toàn cầu làm tăng nhiệt độ là dạng bất thuận phi sinh học chủ yếu đối với cây trồng khiến chúng cần phải điều chỉnh để sống sót. Bất thuận nóng là sự tăng nhiệt độ vƣợt qua điểm thích ứng của cây trồng (10 - 15°C là nhiệt độ cơ bản cây bắt đầu sinh trƣởng phát triển). Điễm bắt đầu gây bất thuận nóng tùy thuộc vào từng loài cây trồng và kiểu gen trong mỗi loài. Cây bắt đầu thay đổi về hình thái, sinh lý, sinh hóa khi gặp bất thuận nóng đã đƣợc ghi nhận ở cây Arabidopsis, ngô và lúa mỳ (Hossain et al., 2013).

Biến đổi khí hậu toàn cầu đặc biệt là nhiệt độ cao (HT) đƣợc dự đoán nhiệt độ sẽ tăng lên 1–3°C vào giữa thế kỷ 21 và khoảng 2–5°C vào cuối thế kỷ (Eitzinger et al., 2010, IPCC, 2012). Đây là yếu tố chính liên quan đến sản xuất nông nghiệp (Hatfield et al., 2011; Lobell et al., 2011) bởi vì nó ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây trồng (Ahmad and Prasad, 2012). Do vậy chọn các dòng chịu nóng và nghiên cứu các chuỗi phản ứng sinh hóa tổng hợp giúp hiểu biết về sự phản ứng nhƣ thế nào của cây trồng khi nhiệt độ tăng lên

và cơ chế bảo vệ của chúng trong điều kiện nhiệt độ cao để từ đó có thể cải tiến cơ chế chịu nóng khác nhau (Halford, 2009).

Bất thuận nóng, đặc biệt là trong giai đoạn sinh trƣởng sinh thực, là nguyên nhân làm giảm năng suất đậu cô ve nghiêm trọng, bởi vì cây trồng này tiến hóa ở điều kiện mát của vùng Trung và Nam Mỹ, nơi nhiệt độ trung bình trung của mùa vụ trồng là 12 đến 24°C (Debouck and Tohme, 1989). Điều kiện bất thuận nóng ảnh hƣởng đến toàn bộ sự sinh trƣởng phát triển của cây đậu cô ve nhƣ quang hợp, cố định đạm, có thể gây hại đến màng sinh chất và ảnh hƣởng đến năng suất (Shonnard et al., 1994).

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)