PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Vật liệu tham gia trong các thí nghiệm khảo sát tập đoàn công tác và thí nghiệm đánh giá đa dạng di truyền là 60 dòng/giống đậu cô ve thu thập trong nƣớc và nhập nội (phụ lục 1).
- Vật liệu tham gia trong các thí nghiệm: (1) đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển, năng suất và khả năng chịu nóng của các mẫu giống đậu cô ve tuyển chọn; (2) thí nghiệm sàng lọc nguồn vật liệu đậu cô ve kháng bệnh gỉ sắt bằng lây nhiễm nhân tạo và trên đồng ruộng là 15 mẫu giống đậu cô ve tuyển chọn từ tập đoàn 60 mẫu giống thu thập (bảng 4.6)
- Vật liệu tham gia trong thí nghiệm chọn lọc dòng đậu cô ve năng suất, chịu nóng từ 12 tổ hợp lai giữa 4 mẫu giống đậu cô ve có khả năng chịu nóng (CV41, CV42, CV67, CV69) với 3 mẫu giống có tiềm năng năng suất (CV05, CV22, CV07) là 11 dòng đậu cô ve thế hệ F4 (bảng 4.24).
Giống đối chứng trong các thí nghiệm này là giống đậu cô ve GS012.
- Nguồn mẫu bệnh trong thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo bệnh gỉ sắt là các isolate thu thập tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Hƣng Yên.
- Các chỉ thị phân tử sử dụng trong nghiên cứu:
+ Trong thí nghiệm đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống đậu cô ve đã sử dụng 20 cặp mồi SSR đƣợc sử dụng trong thí nghiệm đánh giá đa dạng di truyền của nguồn vật liệu (Phụ lục 3). Đây là các chỉ thị cho đa hình cao, phân bố đều trên bộ nhiễm sắc thể, đã đƣợc sử dụng trong các công bố trƣớc đây về đánh
giá đa dạng di truyền ở đậu cô ve.
+ Trong thí nghiệm kiểm tra sự có mặt của các gen kháng bệnh gỉ sắt, chúng tôi đã sử dụng 10 chỉ thị SCAR liên kết chặt với 8 gen kháng (Phụ lục 4).