PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại trên đồng ruộng
Sâu bệnh hại là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của quả đậu cô ve. Tùy từng thời điểm, mùa vụ mà có các loại sâu bệnh hại và mức độ gây hại khác nhau đến cây đậu cô ve. Để đánh giá mức độ phản ứng của các mẫu giống nghiên cứu với một số loại sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng, chúng tôi tiến hành khảo sát hai thời vụ là vụ Đông 2012 và vụ Xuân 2013. Kết quả đƣợc trình bày ở phụ lục 5 và 6.
Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli Tryon): gây hại trên đậu cô ve ở giai
đoạn cây con (V2- V4). Ấu trùng đục thành đƣờng hầm ngoằn ngoèo trên mặt lá rồi đục qua cuống để vào thân và đục xuống gốc để làm nhộng trong phần vỏ của gốc cây con. Dòi gây hại sau 15 ngày có thể làm chết cây con. Dòi đục thân gây hại ở cả vụ Xuân và vụ Đông tuy nhiên ở vụ Đông mức độ gây hại cao hơn ở hầu hết các mẫu giống. Mức độ gây hại cao nhất trong vụ Xuân là 29,73% ở mẫu giống CV86 và 25% trong vụ Đông ở mẫu giống CV13.
Bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius, Ootheca bennigseni): con trƣởng thành cắn phá lá tạo ra những lỗ thủng nhỏ, kích thƣớc vài mm. Loài côn trùng này gây hại chủ yếu vào vụ Đông, tuy nhiên cấp độ gây hại mạnh nhất cũng chỉ ở mức 5 (hại 6 – 25% diện tích lá). Phần lớn các mẫu giống bị gây hại ở mức 3. Cụ thể trong vụ Xuân có 29 mẫu giống bị gây hại ở mức rất nhẹ (điểm 1), 23 mẫu giống ở mức điểm 3 và 8 mẫu giống ở mức điểm 5. Trong vụ Đông có 11 mẫu giống bị nhiễm ở mức 1, 23 mẫu giống ở mức 3 và 26 mẫu giống ở mức 5.
Sâu cuốn lá: gây hại trên các mẫu giống đậu cô ve vào giai đoạn V4 – R7, sâu non nhả tơ cuốn tròn lá nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh còn trừ lại biểu bì, gây cho lá đậu co rụt khô chết. Sâu cuốn lá chỉ gây hại vào vụ Xuân, tỉ lệ dao động trong khoảng 0 – 38,3 %. Các mẫu giống có tỉ lệ bị sâu cuốn lá gây hại cao trên đều là các giống sinh trƣởng hữu hạn. Vụ Đông các mẫu giống đều không bị loại sâu hại này tấn công.
Sâu đục quả (Maruca testulalis): là loài gây hại nghiêm trọng nhất đến cây đậu cô ve. Sâu đục quả gây hại vào giai đoạn R7 – R8. Bƣớm đẻ trứng trên lá non, hoa hoặc vỏ quả non. Sâu non ăn phá bên trong hoa hoặc đục vào bên trong quả non, phân sâu làm hỏng và gây rụng quả. Sâu thƣờng gây hại vào mùa mƣa nên tỉ lệ sâu đục quả ở vụ Xuân cao hơn hẳn so với vụ Đông. Ở vụ Xuân, tất cả các mẫu giống đều bị sâu đục quả với tỉ lệ dao động từ 10,7% đến 71,43%, các giống thân leo có tỉ lệ bị sâu hại cao hơn các giống thân bụi. Trong vụ Đông, tỉ lệ quả bị sâu đục cao nhất là 25,75% ở giống CV43. Một số mẫu giống không bị tấn công bởi loài côn trùng này hoặc tỉ lệ bị rất thấp đó là CV74, CV65, CV67, CV61…
Bệnh thối gốc, lở cổ rễ: (do các loại nấm đất: Fusarium solani f.s phaseoli,
Rhizoctonia solani Kuhn). Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, làm thân tóp lại, làm hỏng hệ rễ khiến cây không hút đƣợc chất dinh dƣỡng và bị chết, đặc biệt là sau khi bón lót. Trong vụ Đông 2012 do thời kỳ cây con gặp mƣa nhiều làm ứ đọng nƣớc trong ruộng, đất bị chặt bí và đóng váng, thời tiết của vụ này nóng bất thƣờng những nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện nhiều trong vụ này. Một số mẫu giống bị nhiễm bệnh tới mức 7 là CV73, CV83. Các giống còn lại bị nhiễm chủ yếu ở mức 3 đến mức 5. Trong vụ Xuân bệnh thối gốc, lở cổ rễ hầu nhƣ không gây hại, hoặc ở mức rất thấp.
Bệnh gỉ sắt: (do nấm Uromyces appendiculatus): Bệnh gây hại chủ yếu trong vụ Xuân khi gặp điều kiện thuận lợi là độ ẩm cao, mƣa phùn. Bệnh thƣờng xuất hiện vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa. Vết bệnh xuất hiện từ tầng lá thấp sau đó lan dần lên các tầng lá phía trên đồng thời số lƣợng ổ bảo tử và diện tích lá bị bệnh cũng tăng lên. Trong vụ Đông 2012, do điều kiện thời tiết khô hanh nên ngoại trừ mẫu giống CH559 có xuất hiện vết bệnh (mức điểm 7), các mẫu giống còn lại trong tập đoàn đều không bị nhiễm bệnh (điểm 1). Trong vụ Xuân 2013, ngoại trừ DLO22 không bị nhiễm, các mẫu giống đậu cô ve trong tập đoàn hầu hết bị nhiễm gỉ sắt ở mức nhẹ (điểm 3 đến 5), chỉ có 2 mẫu giống bị nhiễm vừa là CV105 và CH559 (điểm 7).