PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.5.4.2. Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo
Thí nghiệm lây nhiễm đƣợc thực hiện tại khu nhà lƣới của Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2015. Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần: lần 1 (gieo ngày 30/12/2014, lây nhiễm ngày 11/1/2015); lần 2 (gieo ngày 18/01/2015, lây nhiễm ngày 28/01/2015); lần 3 (gieo ngày 11/02/2015, lây nhiễm ngày 20/02/2015).
Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo bệnh gỉ sắt trên các dòng F3 mới lai tạo đƣợc tiến hành từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2016.
Phương pháp lây nhiễm nấm gỉ sắt nhân tạo:
Phƣơng pháp lây nhiễm nhân tạo đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của Ariarathne và Pradeep Nuwan (2001) và có thay đổi cho phù hợp với điều kiện thí nghiệm. Hạt của các giống của 17 giống đậu cô ve đƣợc gieo trong chậu trong nhà lƣới dƣới ánh sáng tự nhiên có che phủ với nhiệt độ ngày đêm 27±30C/22±30C, với hỗn hợp 1 cát: 2 đất: 1 phân chuồng, tỉa thƣa đảm bảo đồng đều sau khi nảy mầm, mỗi giống đậu để 3 cây trong một chậu. Khi các cây đậu non có lá sơ cấp mở khoảng ¾ (10 ngày sau khi gieo hạt) tiến hành lây nhiễm. Bào tử nấm gỉ sắt thu thập từ các lá bị bệnh trên đồng ruộng sử dụng cho lây nhiễm. Dịch bào tử đƣợc tạo thành bằng cách trộn bào tử với 20ml nƣớc cất và 0.05% tween 20, khuấy trộn để bào tử không vón cục và phân tán đều trong
nƣớc, mật độ bào tử tối thiểu là 2×104 bào tử/ ml (Souza et al., 2013). Lây nhiễm bằng cách sử dụng sử dụng chổi lông chà xát (quét) trực tiếp dịch bào tử nấm lên hai mặt lá cây. Sau khi dịch bào tử vừa quét lên lá vừa khô lại, tiến hành phun ẩm lên lá theo dạng phun sƣơng, tạo thành lớp nƣớc mỏng trên bề mặt lá. Tƣới phun sƣơng đƣợc duy trì liên tục, đảm bảo bề mặt lá ẩm liên tục trong 2 ngày đầu sau lây nhiễm. Đƣờng kính ổ bào tử đánh giá mức độ bệnh đƣợc đo sau 10 ngày lây nhiễm: đo đƣờng kính của 5 ổ bào tử đơn lớn nhất bằng thƣớc panme (đơn vị nhỏ nhất 0.05mm). Kết quả đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp của Stavely et al. (1983) (bảng 2.3).