PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 125 - 126)

5.1. KẾT LUẬN

1) Thu thập đƣợc 60 mẫu giống đậu cô ve khá đa dạng bao gồm 2 loại hình sinh trƣởng là thân bụi (22 mẫu giống) và thân leo (38 mẫu giống) với 2 loại hình sử dụng: ăn quả tƣơi và ăn hạt, 3 nhóm màu sắc quả (xanh, vàng, tím) và 8 nhóm màu sắc hạt. Trên cơ sở dữ liệu đặc điểm nông sinh học kết hợp với sử dụng chỉ thị phân tử SSR đã phân nhóm di truyền của của 60 mẫu giống trong tập đoàn công tác. Dựa trên dữ liệu về đặc điểm nông sinh học đã phân chia tập đoàn thành 4 nhóm với hệ số tƣơng đồng di truyền dao động từ 0,1 đến 0,5. Dựa trên 15 chỉ thị phân tử SSR cho đa hình đã phân chia 22 mẫu giống đậu cô ve thân bụi thành 2 nhóm với hệ số tƣơng đồng di truyền từ 0,52 đến 1,0 và 38 mẫu giống đậu cô ve thân leo cũng đƣợc phân thành 2 nhóm với hệ số tƣơng đồng di truyền từ 0,55 đến 1,0. Đây là nguồn vật liệu di truyền khá đa dạng phục vụ chƣơng trình chọn giống đậu cô ve ở Việt Nam.

2) Chọn đƣợc 15 mẫu giống từ tập đoàn thu thập để đánh giá sàng lọc cho chọn giống. Đã nhận biết 3 mẫu giống có tiềm năng năng suất cao là CV05, CV07 và CV22; 4 mẫu giống có khả năng chịu nóng khi trồng trong vụ Xuân Hè là CV41, CV42, CV67 và CV69; 1 mẫu giống kháng với mẫu bệnh gỉ sắt thu thập là DLO22.

3) Từ kết quả đánh giá mức độ phản ứng với nấm bệnh gỉ sắt của 15 mẫu giống đậu cô ve tuyển chọn từ tập đoàn thu thập thông qua thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo, khảo sát trên đồng ruộng kết hợp với kiểm tra sự có mặt của các gen kháng gỉ sắt bằng 10 chỉ thị SCAR cho thấy Ur-11 là gen kháng với các mẫu bệnh gỉ sắt thu thập tại miền Bắc, Việt Nam.

4) Sử dụng các dòng đậu cô ve chịu nóng trong lai giống, đã chọn đƣợc 5 dòng đậu cô ve thế hệ F4 là BH1, BH2, BH3, BH4 và BH11 có năng suất cao và chịu nóng, thích hợp với vụ Xuân Hè ở miền Bắc.

5) Sử dụng dòng đậu cô ve kháng bệnh gỉ sắt trong lai giống đã chọn đƣợc 2 dòng F4 mang gen kháng gỉ sắt Ur-11 đó là BR8/15/16 và BR11/38/27 có khả năng chống chịu với chủng gỉ sắt ở miền Bắc Việt Nam.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Bốn dòng đậu cô ve chịu nóng BH1, BH2, BH3, BH4 và BH11 và 2 dòng mang gen kháng gỉ sắt: BR8/15/16 và BR11/38/27 cần đƣợc tiếp tục đánh giá ở nhiều môi trƣờng khác nhau để phát triển thành giống đậu cô ve mới.

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)