PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY ĐẬU CÔ VE
2.3.2.2 Phân loại mức bệnh
Đánh giá về phản ứng của cây đậu cô ve với bệnh gỉ sắt có thể đƣợc thực hiện trong nhà kính hoặc trên đồng ruộng. Hầu hết các đánh giá trong điều kiện nhà kính thƣờng đƣợc tiến hành với mục tiêu xác định các chủng nấm gây bệnh gỉ sắt mới bằng các nghiên cứu về mức độ đa dạng của độc tính, xác định các cây đậu cô ve mang gen kháng bệnh gỉ sắt, nghiên cứu sự biểu hiện tính kháng của một gen kháng mới và các nghiên cứu khác liên quan đến sự tƣơng tác giữa ký sinh và ký chủ.
Những đánh giá này đòi hỏi phải có một hệ thống đánh giá để phân biệt rõ các kiểu hình khác nhau hoặc các loại phản ứng do sự tƣơng tác xảy ra giữa các tác nhân gây bệnh gỉ sắt và ký chủ của nó.
Stavely et al. (1983) đã đƣa ra hệ thống đánh giá tại Hội thảo về bệnh gỉ sắt trên cây đậu tổ chức tại Mayaguez, Puerto Rico vào năm 1983. Theo đó, thang điểm chuẩn để đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt dựa vào 2 yếu tố: (1) "phân lớp mức phản ứng"; (2) "Cƣờng độ" nhiễm bệnh (Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt trên đối tƣợng
đậu cô ve theo phƣơng pháp của Stavely et al. (1983)
Thang điểm
đánh giá Mức phản ứng Mô tả
Kích thƣớc vết bệnh
1 Miễn nhiễm Không có triệu chứng
2 Kháng cao Nốt hoại tử không có bào tử 0,3mm 2+ Kháng cao Nốt hoại tử không có bào tử 0,3 – 1mm 2++ Kháng cao Nốt hoại tử không có bào tử 1 – 3mm 2+++ Kháng cao Nốt hoại tử không có bào tử > 3mm 3 Kháng Nốt bào tử < 0,3mm 4 Mẫn cảm Nốt bào tử 0,3 – 0,5mm 5 Mẫn cảm Nốt bào tử 0,5 – 0,8mm 6 Mẫn cảm Nốt bào tử > 0,8mm Nguồn Stavely et al. (1983) Phƣơng pháp phân loại chủng gỉ sắt và mức kháng, nhiễm dựa trên sự phản
nhiễm: (1) không nốt bệnh ―miễn dịch‖; (2) đốm hoại tử nhỏ không có bào tử ―kháng cao‖; (3) đốm hình thành bào tử với đƣờng kính < 3mm; (4) nốt mụn hình thành bào tử với đƣờng kính 300 đến 499 µm; (5) cụm bào tử với đƣờng kính từ 5 đến 8mm; và (6) cụm bào tử với đƣờng kính > 8mm. Các giống có mức 3 hoặc nhỏ hơn đƣợc phân loại là kháng, mức 4 và cao hơn coi là nhiễm.
Đối với đánh giá bệnh gỉ sắt trong điều kiện đồng ruộng, phƣơng pháp đánh giá của Van Schoonhoven và Pastor-Corrales (1987) đã đƣợc đề nghị là phƣơng pháp chuẩn (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Thang điểm đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt dưới điều kiện đồng ruộng theo phƣơng pháp của Van Schoonhoven and Pastor-Corrales (1987).
Thang điểm
(cấp độ) Mức phả ứng Mô tả biểu hiện triệu chứng bệnh
1 Miễn nhiễm Không quan sát thấy nốt gỉ sắt 3 Kháng Biểu hiện một vài nốt gỉ sắt, chiếm xấp
xỉ 2% diện tích lá
5 Kháng trung bình
Biểu hiện nốt gỉ sắt bình thƣờng hoặc trung bình trên toàn bộ cây, chiếm xấp
xỉ 5% diện tích lá
7 Nhiễm
Biểu hiện nốt gỉ sắt rộng thƣờng bao quanh vòng vàng úa chiếm xấp xỉ 10%
diện tích lá.
9 Nhiễm nặng
Nốt gỉ sắt lớn đến rất lớn, có vàng úa, chiếm trên 25% mô lá và là nguyên
nhân gây rụng lá trƣớc khi chín. Nguồn Van Schoonhoven and Pastor-Corrales (1987)