PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3.2. Đánh giá biến động di truyền của một số tính trạng liên quan đến năng suất của các dòng bố mẹ
năng suất của các dòng bố mẹ
Để đánh giá khả năng di truyền của các dòng bố mẹ chúng tôi tiến hành phân tích các tham số di truyền và hệ số di truyền của một số tính trạng liên quan đến năng suất của đậu cô ve là số chùm hoa/cây, số quả/chùm, khối lƣợng trung bình quả, số quả/cây, số ổ hạt/quả, khối lƣợng 100 hạt và năng suất cá thể quả tƣơi. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.22.
Bảng 4.22. Một số mô tả thống kê và thông số biến động di truyền của một số tính trạng liên quan đến năng suất của các các dòng bố mẹ
Tính trạng Giá trị trung bình 2 p 2g 2e PCV% GCV% H2 Số chùm hoa/cây 24,736 2,526 2,495 0,036 6,43 6,39 0,98 Số quả/chùm 4,500 0,478 0,190 0.288 15,36 9,69 0,39 Khối lƣợng TB quả (g) 9,961 3,704 3,650 0,054 19,32 19,18 0,98 Số quả/cây 18,655 28,165 27,350 0,815 28,45 28,03 0,97 Số ổ hạt/quả 7,064 0,126 0.090 0,036 5,02 4,25 0,71 Khối lƣợng 100 hạt (g) 24,736 21,750 20,570 1,180 18,85 18,34 0,94 Năng suất cá thể quả tƣơi (g) 210,364 827,913 670,778 157,135 13,68 12,31 0,81 Kết quả phân tích cho thấy, phƣơng sai kiểu gen cao hơn rất nhiều so với phƣơng sai môi trƣờng ở các tính trạng số quả/cây, khối lƣợng 100 hạt và khối lƣợng trung bình quả tƣơi và năng suất cá thể quả tƣơi. Đây cũng là 4 tính trạng có phƣơng sai kiểu hình cao nhất.
Với chỉ số hệ số biến động kiểu hình, chỉ duy nhất tính trạng số quả/cây có PCV > 20%, các tính trạng còn lại đều có hệ số biến động kiểu hình < 20%. Hai tính trạng có PCV thấp nhất là số ổ hạt/quả và số chùm hoa/cây. Kết quả này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Raffi and Nath (2004) và Regasa (2015).
Hệ số di truyền là một thông số di truyền quan trọng trong quần thể, thể hiện mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình của một tính trạng. Hệ số di truyền càng cao thì mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình và giá trị di truyền càng cao. Ngoại trừ tính trạng số quả/chùm có hệ số di truyền thấp (H2 = 0,39), các tính trạng còn lại đều có hệ số di truyền rất cao, đặc biệt tính trạng số chùm hoa/cây, khối lƣợng trung bình quả và số quả trên cây có hệ số di truyền đạt tới 0,98 và 0,97. Điều này cho thấy các tính trạng liên quan đến năng suất của các dòng bố mẹ chọn lọc ít bị tác động bởi môi trƣờng và có khả năng truyền ƣu thế sang cho thế hệ con cao.
Bảng 4.23. Hệ số tƣơng quan giữa phƣơng sai kiểu gen (nửa phía trên) và phƣơng sai kiểu hình (nửa phía dƣới) với các tính trạng năng suất
SCHC SQCH KLTBQ SQC SOHQ KLH NSCT SCHC -0,141 -0,140 -0,168 -0,048 0,167 -0,209 SQCH -0,088 0,140 0,650 0,814 -0,258 0,451 KLTBQ -0,050 0,087 -0,272 0,017 0,476 0,576 SQC -0,165 0,404 -0,266 -0,068 -0,575 0,432 SOHQ -0,041 0,434 0,015 -0,056 0,142 -0,190 KLH 0,162 -0,158 0,460 -0,551 0,116 -0,113 NSCT -0,187 0,256 0,514 0,383 -0,145 -0,099
Ký hiệu: SCHC: số chùm hoa/cây; SQCH: Số quả/chùm; KLTBQ: Khối lƣợng trung bình quả; SQC: Số quả/cây; SOHQ: Số ổ hạt/quả; KLH: Khối lƣợng 100 hạt; NSCT: Năng suất cá thể quả tƣơi
Đánh giá hệ số tƣơng quan giữa phƣơng sai kiểu gen và phƣơng sai kiểu hình với các tính trạng liên quan đến năng suất đƣợc trình bày ở bảng bảng 4.23. Kết quả cho thấy, tính trạng số quả/cây có tƣơng quan chặt với số quả/chùm (rg = 0,650 và rp= 0,404); khối lƣợng trung bình quả tƣơng quan dƣơng với khối lƣợng 100 hạt (rg = 0,476 và rp = 0,460). Trong khi đó số ổ hạt/quả lại có tƣơng quan âm với số quả/cây (rg = -0,068; rp = -0,056). Kết quả này tƣơng tự nhƣ công bố của Balcha (2014).
Năng suất cá thể quả tƣơi của các dòng bố mẹ có tƣơng quan dƣơng với số quả/chùm, số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả dựa trên cả phƣơng sai kiểu gen và phƣơng sai kiểu hình. Nhƣ vậy các yếu tố góp phần tạo nên năng suất cá