Giai đoạn vô tính (Asexual stage)

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 37 - 38)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY ĐẬU CÔ VE

2.3.1.1. Giai đoạn vô tính (Asexual stage)

Nấm U. appendiculatus thuộc dạng ký sinh chuyên tính, nó ký sinh đơn chủ (đồng chủ), sinh trƣởng theo chu kỳ lớn (tạo đủ 5 loại bào tử trong cả vòng đời, theo trình tự là bào tử giống – bào tử xuân – bào tử hạ - bào tử đông - bào tử

đảm) và hoàn thành chu kỳ sống trên đậu cô ve (Harter and Zaumeyer, 1941). Trong điều kiện đủ ẩm, bào tử hạ nảy mầm và xâm nhập qua biểu bì trên của lá hoặc các bộ phận phía trên mặt đất của cây và hình thành sợi nấm đơn bội trong mô lá. Trong mô lá, sợi nấm phát triển trong gian bào và hình thành vòi hút bên trong tế bào để hấp thụ dinh dƣỡng (Wynn, 1976; Allen et al., 1991). Các mẫu giống đậu cô ve kháng bệnh gỉ sắt thƣờng có cơ chế chống lại sự xuất hiện của vòi hút của nấm bằng một phản ứng siêu nhạy (hypersensitive reaction - HR) đó là tiêu hủy các tế bào bị nhiễm bệnh hoặc vòi hút của nấm. Vì vậy, nấm gỉ sắt thƣờng bị tiêu diệt trƣớc khi sinh sản bào tử (Wingard, 1935; Mendgen, 1978).

Sau khi xâm nhập đƣợc vào ký chủ, sợi nấm tập hợp lại thành dạng ổ bào tử. Khoảng 7-10 ngày sau nhiễm, lớp biểu bì lá bị phá vỡ sẽ làm lộ ra các bào tử đang phát triển. Những đốm có màu từ vàng đến nâu quế là đặc điểm đặc trƣng của các bào tử hạ, chúng xuất hiện ở cả mặt trên và dƣới của lá nhƣng phổ biến hơn là mặt dƣới lá. Ổ bào tử hạ có đƣờng kính khoảng 0,2-0,9 mm, nhƣng có thể đạt 2 mm và thậm chí 4,8 mm (Yarwood, 1961). Tùy thuộc vào độ ẩm tƣơng đối (RH) trong thời gian hình thành bào tử, một ổ bào tử hạ tiềm năng có thể sản sinh hơn 20.000 bào tử mỗi ngày (Aust et al., 1984). Các bào tử hạ chủ yếu phát tán nhờ gió (Hirst, 1953; Ferrandino and Aylor, 1987). Chúng có thể nảy mầm ngay khi chín và hoàn thành chu kỳ sinh sản vô tính trong khoảng 10 đến 15 ngày sau khi tái nhiễm lên cây ký chủ (Harter et al., 1935; Zaumeyer and Thomas, 1957).

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)