Thí nghiệm đánh giá các đặc điểm nông sinh học, đa dạng di truyền, của nguồn vật liệu

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 53 - 58)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.5.1.1. Thí nghiệm đánh giá các đặc điểm nông sinh học, đa dạng di truyền, của nguồn vật liệu

- Đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển, năng suất và khả năng chịu nóng của các mẫu giống đậu cô ve tuyển chọn.

- Tạo nguồn vật liệu cô ve năng suất, chịu nóng sắt bằng lai hữu tính và chọn tạo các vật liệu sau lai.

- Sàng lọc và tạo nguồn vật liệu cô ve kháng bệnh gỉ sắt bằng lai hữu tính và chọn tạo các vật liệu sau lai.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Nội dung 1: Thu thập và đánh giá đánh giá nguồn vật liệu đậu cô ve

3.5.1.1. Thí nghiệm đánh giá các đặc điểm nông sinh học, đa dạng di truyền, của nguồn vật liệu của nguồn vật liệu

- Bố trí thí nghiệm: Theo phƣơng pháp đánh giá nguồn gen của IPGRI, 2001; thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp khảo sát tập toàn, 2 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 5m2.

- Thời gian: Vụ Xuân 2012: ngày gieo: 28/1/2012 Vụ Đông 2012: ngày gieo 9/10/2012 - Phƣơng pháp lấy mẫu và theo dõi:

Lấy mẫu đo đếm: mỗi ô theo dõi 10 cây giữa hàng, cách 1 cây đo đếm 1 cây, không đo đếm các cây đầu hàng.

- Kỹ thuật áp dụng:

Mỗi luống trồng 2 hàng, khoảng cách giữa 2 hàng là 60cm, cây cách cây là 25cm, mỗi hốc gieo 1 hạt, các giống leo đƣợc bắc giàn cao 2m. Bón phân và chăm sóc phòng trừ sâu bệnh áp dụng theo phƣơng pháp sản xuất đại trà.

- Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trƣởng và phát triển, chống chịu bệnh theo phƣơng pháp đánh giá và thang điểm của IPGRI, 2001 và CIAT, 1987.

Dạng hình sinh trưởng:

Phân loại sinh trƣởng xác định, có thể đánh giá lần thứ nhất tại giai đoạn sinh trƣởng R6. Lần thứ hai ở giai đoạn R9 để phân loại sinh trƣởng hữu hạn. Thang đánh giá mô tả tập tính sinh trƣởng nhƣ sau:

+ Sinh trƣởng hữu hạn + Bán vô hạn

+ Vô hạn thân bụi yếu, thân ngả trên mặt đất và phân cành + Đậu cô ve leo vô hạn, thân dài yếu, đổ và phân cành

Bảng 3.1. Các giai đoạn phát triển của cây đậu cô ve

Giai đoạn Mô tả

V0 Nảy mầm, hạt hút nƣớc, nhú rễ mầm và chuyển vào rễ cơ bản V1 Mọc mầm: Xuất hiện lá mầm trên mặt đất và bắt đầu phân chia.

Khởi đầu phát triển của trục lá mầm V2 Các lá mầm: Lá mầm mở hoàn toàn

V3 Lá thật thứ nhất: lá thật thứ nhất mở và xuất hiện lá thật thứ 2 V4 Lá thật thứ 3: Lá thật thứ 3 mở và chồi ở đốt thấp tạo cành

R5 Nụ hoa hoặc cành hoa thứ nhất xuất hiện, nụ hoa của giống hữu hạn hình thành ở đốt thân đầu hoặc đốt cành đầu

R6 Ra hoa: hoa đầu tiên xuất hiện

R7 Hình thành quả: quả đầu tiên xuất hiện dài trên 2,5 cm

R8

Quả chắc: Quả đầu tiên bắt đầu vào chắc (sinh trƣởng của hạt). Ở cuối giai đoạn hạt mất màu xanh và bắt đầu biểu hiện màu sắc hạt đặc trƣng của giống, bắt đầu rụng lá

R9 Chín sinh lý: Quả đổi màu và bắt đầu khô, hạt phát triển và biểu hiện hoàn toàn màu đặc trƣng của giống

Ghi chú: V = sinh trƣởng sinh dƣỡng; R = sinh trƣởng sinh thực. Khi đánh giá quần thể, bắt đầu mỗi giai đoạn khi có 50% số cây trong quần thể biểu hiện phù hợp nhƣ mô tả.

Nguồn: Fernández (1986)

Thời gian sinh trưởng: theo dõi ngày gieo đến mọc ra hoa đầu tiên, kết thúc ra hoa, gieo đến đậu quả, gieo đến thu quả tƣơi, gieo đến hạt chín sinh lý.

Đặc điểm nông sinh học: + Chiều cao cây

+ Số cành

+ Số chùm hoa/cây + Màu sắc thân, lá, hoa + Màu sắc quả

+ Chiều dài quả, chiều rộng quả: đƣợc phân nhóm dựa theo Silva and Antunes (2003).

Bảng 3.2. Phân nhóm hình dạng Quả dựa theo chiều dài và chiều rộng quả

Tính trạng Hình dạng Biểu hiện

Chiều dài quả

Ngắn <8,79cm Trung bình 8,8 – 11,55cm Dài >11,55cm Chiều rộng quả Rất nhỏ <7,84mm Nhỏ 7,85 – 8,49mm Trung bình 8,5 – 9,77 Rộng 9,78 – 10,42mm Rất rộng >10,42mm

+ Màu sắc hạt: đƣợc phân nhóm theo cách phân loại của CIAT (1991)

Bảng 3.3. Phân nhóm màu sắc hạt Nhóm màu sắc Màu sắc hạt 1 Trắng 2 Be kem 3 Vàng 4 Nâu 5 Hồng 6 Đỏ 7 Tím 8 Đen 9 Màu khác

+ Hình dạng hạt: đƣợc phân nhóm dựa trên tỉ lệ chiều dài/chiều rộng hạt theo phƣơng pháp của Puerta (1961) (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Phân nhóm hình dạng hạt dựa theo tỉ lệ chiều dài/chiều rộng hạt

Hình dạng hạt Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng hạt (J = D/R)

Hình cầu 1,16 – 1,42

Hình elip 1,43 – 1,65

Hình thận ngắn 1,66 – 1,85

Thuôn dài/hình thận trung bình 1,86 – 2,0

Thuôn dài/hình thận dài >2,0

Năng suất và yếu tố tạo thành năng suất:

+ Số quả/cây + Số hạt/quả + Kích thƣớc hạt

+ Khối lƣợng quả thu ăn tƣơi + Khối lƣợng 100 hạt

Phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên 100 hạt cân khối lƣợng: Hạt nhỏ: nhỏ hơn 25g, hạt trung bình: 25 đến 40g, hạt lớn: trên 40g

+ Năng suất cá thể (g/cây) + Năng suất thực thu (tạ/ha)

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại đồng ruộng

Phƣơng pháp đánh giá phản ứng của cây với một số bệnh hại gây ra bởi nấm, vi khuẩn: Bệnh mốc trắng - White mould (do nấm Sclerotinia scherotiorum), Bệnh thối gốc, lở cổ rễ (gây ra vởi các loại nấm trong đất bao gồm: Pythium spp, Fusarium solani f. sp. phaseoli, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii Macrophomina phaseolina) trên đồng ruộng ở các thí nghiệm khảo sát tập đoàn, đánh giá các dòng chọn lọc đƣợc áp dụng theo thang điểm của CIAT, 1987 (bảng 3.5;). Điều tra tất cả các cây/mẫu giống.

Bảng 3.5. Thang điểm đánh giá mức độ nhiễm bệnh thối gốc, lở cổ rễ

Mức Mô tả

1 Không có triệu chứng bệnh

3 Phần gốc bị đổi màu nhẹ hoặc không có vết hoại tử hoặc bị hoại tử phần thân dƣới lá mầm và mô rễ ở mức xấp xỉ 10%

5 Gần 25% phần thân dƣới lá mầm và mô rễ bị tổn thƣơng nhƣng các mô vẫn còn vững chắc. Các triệu chứng rối loạn sắc tố biểu hiện ở mức nặng

7 Gần 50% phần thân dƣới lá mầm mô rễ bị tổn thƣơng đồng thời bị thối nhũn, suy giảm hệ rễ

9 Khoảng 75% phần thân dƣới lá mầm và mô rễ bị tổn thƣơng kết hợp với sự suy giảm nghiêm trọng hệ rễ

+ Bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius)

Bảng 3.6. Đánh giá cấp độ gây hại

Mức Mô tả

1 < 1% diện tích lá bị gây hại. 3 1 – 5% diện tích lá bị gây hại. 5 6 – 25% diện tích lá bị gây hại. 7 26 – 50% diện tích lá bị gây hại. 9 51 – 100% diện tích lá bị gây hại. + Dòi đục thân: Tỉ lệ cây bị hại = Số cây bị hại/tổng số cây điều tra. + Sâu đục quả: Tỉ lệ quả bị hại = Số quả bị hại/tổng số quả điều tra.  Theo dõi một số chỉ tiêu chất lượng quả ăn tươi:

+ Độ mềm thịt quả + Tỷ lệ xơ vỏ

+ Màu sắc nƣớc sau khi luộc Quả tƣơi + Hƣơng vị

Các chỉ tiêu đánh giá cảm quan chất lƣợng quả tƣơi đƣợc cho theo thang điểm (phụ lục 13).

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)