Phương pháp chọn giống truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 48 - 49)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY ĐẬU CÔ VE

2.3.6.1. Phương pháp chọn giống truyền thống

Sử dụng các giống kháng bệnh là chìa khóa trong quản lý bệnh gỉ sắt ở cây đậu cô ve. Lai quy tụ các gene kháng từ cả hai nguồn gen Andean và Mesoamerica là một chiến lƣợc quan trọng nhằm tăng tính kháng cũng nhƣ độ bền hoạt động của gene kháng với một số lƣợng lớn các chủng nấm gỉ sắt (Stavely and Pastor Corrales, 1989; Pastor Corrales and Stavely, 2002; Araya et al, 2004.). Nấm U. appendiculatus có nhiều chủng độc, một vài loại trong số đó chỉ xuất hiện duy nhất ở môt quốc gia, vì vậy đòi hỏi phải sử dụng gen kháng chuyên biệt tại các khu vực khác nhau (Ballantyne, 1978; Araya et al., 2004; Liebenberg et al., 2006; Alleyne et al., 2008).

Giống đậu cô ve có tên là Coyne do Đại học Nebraska, Mỹ chọn tạo năm 2008 bằng phƣơng pháp lai hữu tính (G95023/Weihing//BelMiNeb-RMR-11) và chọn lọc đến F7:8 để thu đƣợc dòng thuần. Qua đánh giá khả năng kháng với các chủng gỉ sắt, sử dụng các đối chứng mang gen kháng là ‗Pinto UI 114‘, ‗Aurora‘ (Ur-3), ‗Early Gallatin‘ (Ur-4), ‗Golden Gate Wax‘ (Ur-6), PI 1819886 (Ur-11), Weihing (Ur3, Ur6), kết quả cho thấy giống Coyne mang gen kháng Ur-3 Ur- 6. Ngoài ra, giống cũng đƣợc sàng lọc bằng chỉ thị phân tử để nhận biết gen và QTL (Urrea et al., 2009).

Chỉ sử dụng các phƣơng pháp chọn giống truyền thống khi lai quy tụ các gen kháng bệnh gỉ sắt sẽ không đem lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là do sự khó khăn trong việc chọn ra đƣợc những vật liệu mang các gen kháng vì quá trình chọn lọc này đòi hỏi phải lây nhiễm nhiều chủng nấm trên cùng một cây hoặc một quần thể (Michelmore, 1995). Hạn chế này làm giảm độ chính xác và hiệu quả của quá trình chọn lọc trong chu trình chọn giống (Bigirimana and Höfte, 2001; Souza et al., 2005). Sự tƣơng tác lấn át giữa các gen kháng cũng có thể tác động tới quá trình chọn lọc (Singh et al., 2001).

Những hạn chế của chọn giống truyền thống có thể đƣợc khắc phục bằng việc sử dụng chỉ thị phân tử liên kết với các gen kháng. Sử dụng chỉ thị phân tử

gen kháng mà còn giúp loại bỏ sự tƣơng tác lấn át giữa các gen kháng trong cùng một nền di truyền (Michelmore, 1995; Bigirimana and Höfte, 2001; Singh et al., 2001; Toenniessen et al., 2003). Tuy nhiên, mỗi một alen kháng cần phải xác định một chỉ thị đặc hiệu. Việc sử dụng những chỉ thị liên kết chặt với các locus quan tâm giúp công tác chọn lọc chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Phát triền nguồn vật liệu đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) phục vụ chương trình chọn tạo giống năng suất cao, chịu nóng và chống bệnh gỉ sắt (LA tiến sĩ) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)