Mô hình xử lý nợ xấu theo hướng phân quyền

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 76 - 77)

 Ưu điểm

•Nói chung, các ngân hàng thường là đơn vị phù hợp trong việc giải quyết nợ xấu hơn là các công ty quản lý tài sản tập trung vì các ngân hàng có dữ liệu về các khoản vay nợ và nắm chắc khách hàng của họ - những người đi vay.

•Việc để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng là động lực tốt hơn cho các ngân hàng trong việc tối đa hoá giá trị thu hồi từ các khoản nợ xấu và tránh được những khoản lỗ trong tương lai nhờ quy trình thẩm định và giám sát các khoản vay.

•Để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng khi thực hiện các khoản vay mới có xét đến việc cơ cấu lại nợ.

 Nhược điểm

•Có những rủi ro gắn liền với các công ty quản lý tài sản tư nhân. Các công ty này có thể được dùng cho mục đích “làm đẹp sổ sách” nếu các tài sản được chuyển đổi theo giá trị sổ sách hoặc cao hơn giá trị thị trường, có nghĩa là một phần các khoản lỗ của ngân hàng có thể được chuyển sang cho một đơn vị khác. Nếu có quy định yêu cầu các tổ chức tài chính chuyển đổi tài sản theo giá trị thị trường, thì cũng cần phải có cơ quan giám sát có đủ quyền lực để thực thi quy định này.

•Việc cho phép các ngân hàng tự thành lập một đơn vị độc lập để xử lý nợ xấu cần phải hình thành một hành lang pháp lý hoạt động hiệu quả, các nguyên tắc kế toán và qui định về công bố thông tin phù hợp được giảm sát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền, thị trường và bên thứ ba.

 Điều kiện vận dụng

Để thực hiện thành công việc xử lý nợ theo hướng phân quyền, đòi hỏi giữa doanh nghiệp và ngân hàng không có mối quan hệ sở hữu hoặc quan hệ này chỉ là hữu hạn, nếu không một chủ thể vừa là chủ nợ vừa là con nợ. Quá trình tái cơ cấu rất chậm chạp ở Nhật Bản chính là do quan hệ sở hữu rộng rãi giữa ngân hàng, các trung gian tài chính và các doanh nghiệp. Đồng thời, để quá trình tái cơ cấu nợ thành công, các tổ chức tài

chính cần có đầy đủ nguồn lực và kỹ năng xử lý các khoản nợ xấu. Mô hình xử lý nợ xấu theo hướng phân quyền có thể được thực hiện bằng cách thiết lập một đơn vị nội bộ hay “ngân hàng xấu” (bad banks) – là công ty con của các ngân hàng. Mục tiêu duy nhất của các ngân hàng này là tập trung vào việc xử lý tài sản và tối đa hoá tỉ lệ thu hồi thông qua việc tái cơ cấu chủ động. Việc này có thể giúp xây dựng lại niềm tin đối với các ngân hàng thất bại.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w