Thực trạng nợ xấu của các NHTMVN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 51 - 58)

 Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam có nhiều biến động từ 2008 đến 2012. Con số nợ xấu đã đạt 3,3% năm 2011 và đột biến 8,82% năm 2012. Tỷ lệ nợ quá hạn cao không chỉ báo động sự phát sinh khoản phải thanh lý lớn trong tương lai mà còn thể hiện sự giảm sút thu nhập ở hiện tại do các khoản nợ này không còn đem lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận ít, không đáng kể (mức mong muốn của các nhà quản trị ngân hàng về tỷ lệ này là không quá 3%).

Bảng2.6: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam (2008-2012)

(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng nợ xấu 26.970 35.875 49.064 85.967 - Tổng dư nợ 1.242.857 1.750.000 2.271.500 2.504.911 - Nợ xấu/ Tổng dư nợ 2,17 2,05 2,16 3,3 8,82

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHNN qua các năm 2008-2012

Nguyên nhân là do có tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (2008) gây nên bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Mới đây, ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 02 thay thế Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định 18 ban hành ngày 25/4/2007. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết đinh 493 và quyết định 18. Nợ nhóm 1 và Nợ nhóm 2 hầu như vẫn giữ như các quy định trước đây. Tuy nhiên, với các khoản nợ xấu (Nợ nhóm 3, 4 và 5) đã được Ngân hàng Nhà nước bổ sung thêm nhiều đối tượng. Đồng thời, trong tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, chính sách thắt chặt của chính phủ, các doanh nghiệp rơi vào khó khăn, khả năng trả nợ kém như hiện nay thì con số nợ xấu được dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm nữa.

Biểu đồ sau thể hiện rất rõ việc tốc độ tăng trưởng nợ xấu tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ, nợ xấu phát sinh do khoản vay tín dụng chứa nhiều rủi ro. Vì thế mà khi các NHTM mải chạy theo lợi nhuận, công tác thẩm định tín dụng cũng như trình độ của cán bộ ngân hàng yếu kém thì NHTM sẽ rơi

Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng nợ xấu ((2007- 2012) (%)

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

 Vấn đề nợ xấu còn xuất hiện tình trạng chênh lệch giữa con số báo cáo so với số thực tế.

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng (2004-2012)

Đơn vị: %

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo các TCTD báo cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD của Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD này, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD là hơn 202 ngàn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.

Tình hình nợ xấu của 4 ngân hàng cụ thể: VietcomBank, VietinBank, SacomBank và Indovina.

Bảng 2.7: Nợ xấu cho vay của các ngân hàng (2008-2012) (Đơn vị: triệu đồng)

2008 2009 2010 2011 2012 VCB Tổng dư nợ 112.792.965 141.621.126 173.813.906 209.417.633 241.162.675 Nợ nhóm 1 104.529.600 130.088.700 154.293.019 174.350.730 201.798.721 Nợ nhóm 2 3.061.320 8.033.742 17.515.340 30.808.944 33.572.647 Nợ nhóm 3 921.191 440.649 1.022.348 1.257.457 3.126.126 Nợ nhóm 4 813.087 394.977 300.389 653.072 1.213.720 Nợ nhóm 5 3.467.767 2.663.058 3.682.810 2.347.430 1.451.461 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 5.202.045 3.498.684 5.005.547 4.257.959 5.791.307 Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,61 2,47 2,88 2,03 2,40 Dự phòng RR cho vay 4.264.201 4.625.120 5.572.588 5.328.154 5.292.698 VietinBank Tổng dư nợ 120.752.073 163.170.485 234.204.809 293.434.312 333.356.092(Delloite) Nợ nhóm 1 114.596.417 160.509.665 230.266.753 285.213.117 327.054.358 Nợ nhóm 2 3.968.311 1.660.011 2.399.518 6.017.024 1.411.738 Nợ nhóm 3 846.985 230.305 924.605 1.071.421 994.983 Nợ nhóm 4 803.542 332.955 410.692 220.213 1.789.074 Nợ nhóm 5 536.818 437.549 203.241 912.537 2.105.939 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 2.187.345 1.000.809 1.538.538 2.204.171 4.889.996 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,81 0,61 0,66 0,75 1,50 Dự phòng RR cho vay 2.150.396 1.551.109 2.769.902 3.036.502 3.673.254 Sacom Tổng dư nợ 35.008.871 59.657.004 82.484.803 80.539.487 87.078.385

Bank Nợ nhóm 2 129.200 104.235 29.899 235.868 208.790 Nợ nhóm 3 81.798 35.487 31.454 101.981 390.099 Nợ nhóm 4 57.481 167.615 60.776 193.285 503.337 Nợ nhóm 5 69.128 180.906 352.290 167.910 421.826 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 208.407 384.008 444.520 463.176 1.315.262 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,60 0,64 0,54 0,58 1,51 Dự phòng RR cho vay 251.752 515.517 820.603 812.940 812.941 Indovina Tổng dư nợ 379.025.472 528.202.640 711.463.026 598.102.205 554.774.543 Nợ nhóm 1 367.224.007 - 696.769.890 574.112.991 520.399.130 Nợ nhóm 2 10.126.572 - 13.438.682 14.310.426 16.093.258 Nợ nhóm 3 920.807 - 311.552 5.195.179 8.172.855 Nợ nhóm 4 99.797 - 78.880 5,569 3.552.730 Nợ nhóm 5 654.289 - 864.022 4.478.040 6.556.570 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 1.674.893 - 1.254.454 9.678.788 18.282.155 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,44 - 0,18 1,62 3,3 Dự phòng RR cho vay 2.757.847 4.656.538 5.905.833 9.352.390 10.263.056

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp và tính toán dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính thường niên của các ngân hàng (2008-2012).

VietcomBank

Nợ xấu của VCB luôn ở mức khá cao, gần tới 3%, đặc biệt đạt mức 4,61% năm 2008 (vượt ngưỡng an toàn đối với NHTM là 3%). Tuy nhiên, con số này cũng đã được cải thiện rõ rệt chỉ còn 2,47% năm 2009 và xuống 2,03% năm 2011. Song tỷ lệ nợ xấu của VCB vẫn ở mức khá lớn so với nợ xấu trung bình của toàn hệ thống ngân hàng.

- Năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Tại thời điểm 31/12/08, tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của VCB là 4,6%. Toàn hệ thống Vietcombank đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro tín dụng với tổng số tiền hạch toán vào chi phí là 3.586 tỷ VND, gấp 2,7 lần so với chi phí dự phòng năm 2007.

- Đến năm 2009, chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể khi tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2,47% so với tỉ lệ nợ xấu 4,61% năm 2008, và thấp hơn mức 3,5% của Đại hội đồng cổ đông giao. Đó là nhờ VCB áp dụng các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro v.v

-. Tỷ lệ nợ xấu 2010 cao hơn 2009 chủ yếu là do thay đổi phương pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng hơn của Vietcombank. Đến thời điểm 31/12/2010, Vietcombank đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. - Tỷ lệ nợ xấu tăng cao lên 3,94% trong 9T2011 là do tiến hành phân loại nợ theo cả định tính và định lượng. Đồng thời, do diễn biến không thuận lợi của nền kinh tế trong 9T2011, xu hướng tỷ lệ nợ xấu tăng cao diễn ra tại hầu hết các ngân hàng trong hệ thống và VCB cũng không là trường hợp ngoại lệ. Các lĩnh vực phát sinh nhiều nợ xấu bao gồm ngành thép, vận tải biển và bất động sản. Bất động sản và thép là hai ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách tín dụng thắt chặt trong thời gian vừa qua. Nợ xấu trong lĩnh vực vận tải biển liên quan đến khoản vay 1.500 tỷ cho Vinashin, trong đó có 800 tỷ đồng là nợ xấu và 200 tỷ là trái phiếu, tuy nhiên VCB cho biết Ngân hàng đã trích lập 100% dự phòng cho các khoản nợ này. Một nguyên nhân khác giải thích cho tỷ lệ nợ xấu cao, theo đại diện của VCB, là do Ngân hàng quá thận trọng trong việc dự phòng rủi ro, với mức trích lập 6.107 tỷ đồng vào cuối tháng 9. Nếu một số NHTM khác dùng một phần tiền này để xóa nợ thì VCB vẫn giữ nguyên và chỉ sử dụng khi quá cần thiết.

VietinBank

- Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2008 là 120.752 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây và đạt mức thấp nhất trong năm 2008 - chiếm 22,7% tổng dư nợ, giảm 3% so với đầu năm. VietinBank đã hạn chế được rất nhiều rủi ro trong cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán do có sự kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu năm.

- Năm 2009 cũng là một năm thành công của cả hệ thống VietinBank trong việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của Hội đồng quản trị (HĐQT) đề ra. Kết quả là chất lượng tín dụng của VietinBank đã được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối năm 2009 là 1,02% (năm 2008 là 3,29%), nợ xấu ở mức 0,61% (năm 2008 là 1,81%), thấp nhất trong hệ thống các NHTM.

- Trong năm 2010, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 43,5%, nợ xấu ở mức 0,66%. Hệ số an toàn vốn (CAR) cuối năm 2010 là 8,02% chưa đáp ứng được quy định mới của NHNN. Đến ngày 10/3/2011, sau khi Công ty tài chính quốc tế (IFC) - cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên hoàn tất thủ tục góp vốn, hệ số CAR của VietinBank đã đạt mức > 9%.

- Năm 2011, mặc dù nợ xấu, nợ nhóm 2 của toàn ngành ngân hàng tăng nhanh trong năm 2011 do nền kinh tế có nhiều khó khăn, hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể, nhiều nhất trong lịch sử từ trước tới nay, nhưng VietinBank vẫn là một trong số ít các ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất (0,75%), thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành (trên 3%). Hệ số an toàn vốn hợp nhất đạt 10,57%, cao hơn so với quy định hiện hành của NHNN.

- Dưới tác động của tình hình kinh tế có nhiều biến động, nợ xấu năm 2012 cao gấp đôi năm 2011 (1,5%).

SacomBank

- Trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng, tuy nhiên nợ xấu (NPL) chỉ ở mức 0,996% vào thời điểm 31/12/2008. Ngay từ đầu năm, Sacombank đã xây dựng kế hoạch tái cơ cấu danh mục cho vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ định tính được xây dựng và áp dụng thí điểm từ lâu, đã mang lại lợi ích thiết thực trong thẩm định cấp phát tín dụng nhưng chưa phát huy hiệu quả bởi quy định trần lãi suất cho vay theo lãi suất cơ bản của NHNN. Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng ngân hàng vẫn kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn và nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì 0,996%/tổng dư nợ

- Tính đến 31/12/2009, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 11.41 %, khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0.88% nhờ thực hiện tái định giá tài sản đảm bảo, vận hành xuyên suốt Ban Chỉ đạo ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn từ Hội sở đến các Chi nhánh; xây dựng và quản lý tập trung danh mục cho vay; theo dõi quản lý việc cấp hạn mức tín dụng, hạn mức phát hành L/C và các cam kết tài trợ dự án trung dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2011, dự đoán được tình hình kinh tế khó khăn, Sacombank đã chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn qua cơ chế hoạt động của Ban và Phân ban ngăn chặn & Xử lý nợ quá hạn của từng đơn vị. Nhờ đó, chất lượng tín dụng được bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát ở mức thấp so với mức bình quân của Ngành. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank là 0,86%, tỷ lệ nợ xấu là 0,56% (bình quân Ngành 3,4%).

Tính đến tháng 10/2011, theo số liệu của NHNN nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng 35,6% so với năm 2010, đạt mức 3,4% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đến 31/12/2011 là 0,56%, tỷ lệ này là khá thấp so với trung bình Ngành.

- Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh, Sacombank cũng không tránh khỏi xu hướng đó. Chất lượng nợ của ngân hàng năm 2012 giảm mạnh so với 2011, với tỷ lệ nợ xấu lên tới 1,89%/tổng dư nợ, so với tỷ lệ 0,57% của năm 2011. Tuy nhiên, so với toàn hệ thống (nợ xấu 8 – 10%) thì nợ xấu của Sacombank vẫn là ở mức “đáng mơ ước”.

Hình 2.6: Nợ xấu của Sacombank (2011-2012)

(Đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên của SacomBank

Indovina

Tính đến cuối năm 2011, chỉ số an toàn vốn của ngân hàng là 25% và tỷ lệ nợ xấu (NPL) chỉ ở mức 1,62%. Mức nợ xấu có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt đạt mức 3,3% năm 2012, tăng đột biến so với mức 1,62% năm 2011 do bối cảnh tình hình tài chính ngân hàng năm 2012 nhiều biến động lớn. Hoạt động cho vay thuần túy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của IVB.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 51 - 58)