Như đã phân tích sở hữu chéo khiến khó nhận dạng được con nợ và chủ nợ thực sự trong hệ thống. Trong thời gian dài việc quản lý sở hữu quá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng, không nhận diện được những chủ sở hữu thực sự. Do đó, nếu không xử lý được tình trạng sở hữu chéo đang tồn tại ở hệ thông ngân hàng hiện nay thì vấn đề nợ xấu rất khó có thể giải quyết. Việc giải quyết tình trạng sở hữu chéo là cả một vấn đề lớn, do đó trong khuân khổ bài viết tác giả chỉ xin đưa ra một số giải pháp mà các chuyên gia hiện nay đánh giá là cần thiết như sau:
(i) “Ngân hàng Nhà nước cần có hành lang pháp lý nhằm kiểm soát đường đi của dòng tiền bởi mọi bất cập của các Ngân hàng thương mại đều phát sinh từ đây” – TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia.
(ii) Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trước hết Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi các giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng liên quan đến cổ đông lớn, xóa bỏ các lỗ hổng pháp lý để cá nhân, tổ chức không thể kiểm soát Ngân hàng thông qua nhiều tầng nấc trung gian… Với những nhóm cổ đông hiện hữu (gồm cả Nhà nước lẫn tư nhân), nếu có nắm giữ cổ phiếu Ngân hàng trực tiếp hay gián tiếp vượt mức giới hạn của quy định mới thì buộc phải có kế hoạch thoái vốn gửi cho Ngân hàng Nhà nước giám sát, chế tài.
(iii) “Chính phủ Việt Nam cần có những điều hành rõ ràng, các ngân hàng cũng cần phải công bố thông tin minh bạch và giám sát việc sở hữu chéo” – theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam…