Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

Hình 2.1: Diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam (2008-2012) (%)

( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 đạt 5,32%, thấp hơn mức tăng 6,18% trong năm 2008 và là mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng cải thiện dần qua các quý nhờ cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước dần phục hồi bởi tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ: quý I/2009 tăng 3,14%; quý II/2009 tăng 4,41%; quý III/2009 tăng 5,98%; quý IV/2009 tăng 6,99%.

Tốc độ tăng trưởng các quý trong năm 2012 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, nên tốc độ tăng trưởng cả năm 2012 tiếp tục giảm năm thứ 2 liên tiếp, chỉ đạt 5,03%. Trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng năm 2012 chỉ cao hơn năm 1999 và 20091, là hai năm nền kinh tế phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới do tác động các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và toàn cầu (2008).

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế (2008-2012)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2008, tỷ trọng KV1 chiếm 21,99% (năm 2007: 20,25%); KV2 chiếm 39,89% (năm 2007: 41,61%); KV3 chiếm 38,12% (năm 2007: 38,14%). Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,07% cao hơn mức tăng 3,41% năm 2007. Công nghiệp-xây dựng tăng thấp với mức tăng 6,11% thấp hơn nhiều so với mức 10,61% của năm 2007. Đối với ngành xây dựng giảm -0,4%, là mức thấp nhất trong 10 năm qua, chủ yếu do thị trường nhà đất giảm mạnh, các điều kiện tín dụng chặt chẽ, giá vật liệu xây dựng không ngừng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008.Sau đó, đến năm 2009, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,32%, thấp hơn mức tăng 6,18% trong năm 2008 và là mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Năm 2010, KV1 tăng 2,78% cao hơn nhiều so với mức tăng 1,83% năm 2009, chủ yếu do ngành nông nghiệp tăng mạnh. KV2 cũng tăng nhờ ngành công nghiệp tăng mạnh; đóng góp 3,2% trong tổng số 6,78% tốc độ tăng trưởng chung của GDP cả nước.

* Lao động, thu nhập

Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức 4,65%. Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2008, tình trạng nhiều lao động bị mất việc làm khá phổ biến.

Bước sang 2009, thị trường lao động, nhu cầu sụt giảm ở cả trong nước và xuất khẩu lao động. Số việc làm mới năm 2009 đạt khoảng 1,51 triệu người, bằng 89% kế hoạch năm 2009 và giảm 6,5% so với năm 2008. Tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2009 ước đạt 2,75 triệu đồng/tháng, tăng 6,5% so với năm 2008.

Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, giảm 0,02% so với năm 2009; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,43%, giảm 0,17% so với 2009; khu vực nông thôn 2,27% (2009: 2,25%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.160 USD. Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2011 ở mức 2,27% thấp hơn mức 2,88% năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.590 USD, cao hơn mức 1.160 USD năm 2010.

* Hoạt động xuất nhập khẩu

Về xuất nhập khẩu hàng hóa: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 143,4 tỷ

USD, tăng 28,9% so với năm 2007.

Xuất khẩu ròng: Có mức đóng góp dương vào tăng trưởng kinh tế 2011, chênh lệch

xuất nhập khẩu theo giá so sánh quy ra VND ở mức -70,4 nghìn tỷ đồng so với mức -106,6 nghìn tỷ đồng của năm 2010. Đó là do kinh tế tăng trưởng chậm lại, Chính phủ kiên quyết thực hiện các giải pháp kiềm chế nhập siêu.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 36)