Về phía các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

 Các NHTM phải sử dụng quỹ dự phòng để xử lý những khoản vay.

Các ngân hàng phải là đơn vị đầu tiên trong việc giải quyết nợ xấu bởi ngân hàng có dữ liệu về các khoản vay nợ và nắm chắc khách hàng của họ. Đồng thời tự giải quyết sẽ giúp các ngân hàng tối đa hóa giá trị thu hồi và tránh được các khoản lỗ không đáng có. Với tình hình hiện nay ở Việt Nam, khi một cơ chế rõ ràng về xử lý nợ xấu chưa được thông qua thì việc các ngân hàng thành lập quỹ dự phỏng rủi ro và sử dụng nó trong lúc này là rất cần thiết.

 Các ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu bằng cách thành lập một bộ phận riêng để giải quyết nợ xấu (ngay trong chính ngân hàng hoặc một bộ phận độc lập).

Việc này sẽ giúp tách bạch được hoạt động xử lý nợ xấu với các hoạt động bình thường của ngân hàng. Các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Sau khi Chính phủ dùng trái phiếu Chính phủ để mua các cổ phiếu mới phát hành của các ngân hàng theo chương trình tái cấp vốn, Các ngân hàng được tái cấp vốn phải nộp một kế hoạch củng cố hoạt động cụ thể nhằm lành mạnh hóa hoạt động (bao gồm hợp lý hóa công tác quản lý, cải cách kiểm soát nội bộ và hiện đại hóa hoạt động ngân hàng). Việc triển khai thực hiện đề xuất tiến hành theo một bản thỏa thuận ký kết giữa ngân hàng và Bộ Tài chính. Đây là cách mà các NHTM ở Hungary đã thực hiện trong giai đoạn xử lý nợ xấu và đã đem lại hiệu quả triệt để giải quyết nợ xấu ở nước này.

 Các NHTM phải tiến hành tái cấu trúc lại hệ thống.

Để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Hàn Quốc đưa ra chương trình rà soát theo chuẩn quốc tế, phân loại những mầm mống nguy hiểm nhất. Bộ khung tiêu chí được sử dụng để “khám sức khỏe” hệ thống ngân hàng tạm gọi là PCA (Prompt Corective Actiosn) với những nội dung xoay quanh hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng. Nhóm những ngân hàng tệ nhất không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel I (CAR 8%) bị buộc chấm dứt hoạt động độc lập, sáp nhập với ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn. Với nhóm ngân hàng thứ hai, dù hệ số CAR 8% nhưng có khả năng phục hồi, được yêu cầu sáp nhập với nhau. Những ngân hàng có tình hình tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để hình thành ngân hàng mới có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp đa dạng các dịch vụ và đủ sức phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Cũng từ đây, số lượng ngân hàng Hàn Quốc sau tái cấu trúc đã giảm 40%, từ 33 ngân hàng (năm 1997) xuống còn 19 ngân hàng (năm 2002) nhưng quy mô vốn, chất lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được gia tăng rõ rệt.

Bảng 1.6: Cách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của một số nước (1980-1998)

Chính phủ

bơm vốn Cơ quan quản lý tài sản hàng trong nướcSáp nhập ngân nước ngoài thâu tómCho phép ngân hàng

Trung Quốc x x x Ấn Độ x x x Hồng Kông (Trung Quốc) x x Indonesia x x x Hàn Quốc x x x x Malaysia x x x Philippines x x x Thái Lan x x x x

Nguồn: “Tổng quan thực tiễn tái cơ cấu ngân hàng” (Ngân hàng thanh toán quốc tế, (8/1999)

Từ việc phân tích, tổng hợp, đánh giá việc xử lý nợ xấu của Hàn Quốc, Trung Quốc,

Hungary và Mĩ, chúng ta đã có thêm những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là:

 Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định;

 Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn;

 Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 34)