Mô hình xử lý nợ xấu theo hướng tập trung

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 77)

 Ưu điểm

•Mô hình này cho phép tập trung được các nguồn lực cần thiết cho quá trình tái cơ cấu nợ vào một đơn vị và do đó có thể thu hồi được giá trị lớn nhất có thể - đơn vị này chính là công ty quản lý tài sản tập trung.

•Việc tập trung hoá cũng giúp quá trình chứng khoán hoá tài sản do có một quỹ tài sản lớn hơn.

•Nó tập trung việc sở hữu các tài sản thế chấp, do đó quản lý hiệu quả hơn.

•Các khoản nợ xấu được loại bỏ hoàn toàn một cách nhanh chóng khỏi ngân hàng giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ.

•Đơn vị tập trung này cũng có thể phá vỡ mối liên hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng và do đó có thể thu hồi nợ tốt hơn.

•Đơn vị này thường được trao quyền lực pháp lý đặc biệt để thu hồi các khoản nợ và tái cơ cấu ngân hàng.

 Nhược điểm

•Đơn vị độc lập này cũng thể gặp khó khăn liên quan đến quy mô và cơ cấu sở hữu. Nếu đơn vị này nắm giữ một lượng lớn tài sản của hệ thống ngân hàng thì chính phủ khó có thể bảo vệ nó khỏi những áp lực về chính trị đặc biệt những vấn đề như việc tái cơ cấu tài sản được thực hiện như thế nào, phần lớn tài sản của ngân hàng được chuyển đi đâu.

•Việc dịch chuyển các tài sản của ngân hàng có thể phá vỡ mối liên hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp – do đó làm giảm lợi thế do ngân hàng thường có thể tiếp cận được những thông tin của doanh nghiệp.

 Điều kiện vận dụng

Giống như điều kiện xử lý nợ xấu theo hướng phân quyền, việc xử lý nợ theo hướng tập trung đòi hỏi công ty quản lý tài sản tập trung cần có đầy đủ nguồn lực và kỹ năng xử lý các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó cần có văn bản pháp lý rõ ràng quy định rõ thẩm quyền, nghĩa vụ hoạt động của đơn vị này. Bởi khi xử lý nợ theo hướng tập trung, một khối lượng lớn tài sản sẽ do công ty quản lý tài sản tập trung nắm giữ và quản lý, nếu tài sản không được quản lý hiệu quả, sự tồn tại của đơn vị này có thể làm cho các quy tắc tín dụng bị suy yếu trong hệ thống tái chính và do đó làm suy giảm hơn nữa giá trị của tài sản - yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả của quá trình tái cơ cấu ngân hàng.

3.2.1.3 Mô hình công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC)

 Ưu điểm

•Là phương tiện đưa nợ xấu ra khỏi ngân hàng dựa trên các tiêu chí định giá thống nhất.

•Tập trung nguồn nhân lực khan hiếm.

•Tập trung quyền sở hữu tài sản thế chấp, cung cấp thêm đòn bẩy tài chính đối với bên mắc nợ nhiều và quản lý hiệu quả hơn.

•Có thể buộc các ngân hàng gặp khó khăn tái cơ cấu hoạt động.

•Có thể trao quyền hạn pháp lý đặc biệt để tiến hành thu hồi nợ vay và tái cơ cấu ngân hàng.

 Nhược điểm

•Việc quản lý thường kém hơn so với công ty tư nhân.

•Thường chịu áp lực chính trị, vì vậy giá trị của tài sản có thể sẽ giảm nhanh hơn khi ở bên ngoài ngân hàng.

•Nếu không quản lý tích cực và xác định rõ thời gian hoàn thành sứ mệnh, sự tồn tại của một công ty về quản lý nợ xấu có thể làm giảm kỷ luật chung về tín dụng trong hệ thống tài chính.

•Nếu giao dịch với các ngân hàng tư nhân, việc xác định giá chuyển nhượng sẽ khó khăn nếu không có cơ chế đặc biệt.

 Điều kiện vận dụng

Về cơ quan giám sát, tùy vào địa vị pháp lý của VAMC để quyết định cơ quan giám

sát. Nếu đặt VAMC trực thuộc NHTW sẽ ảnh hưởng đến chức năng điều hành chính sách tiền tệ và tăng rủi ro đối với cân đối tài chính. Trong điều kiện Việt Nam, giai đoạn đầu VAMC nên đặt dưới sự giám sát của một ủy ban, bao gồm các thành viên đến từ Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Sau một thời gian hoạt động, khi VAMC đã ổn định và có hiệu quả có thể xem xét giao cho một cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp giám sát.

Về nguồn lực tài chính xử lý nợ xấu, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, dự trữ

bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, nguồn trái phiếu và các khoản vay khác. Để hạn chế nguồn ngân sách nhà nước, VAMC cần tăng cường huy động nguồn lực để xử lý và tái cơ cấu nợ của các ngân hàng. Đối với nguồn trái phiếu và các khoản vay khác, VAMC có thể phát hành trái phiếu và các khoản vay có hoặc không có bảo lãnh của Chính phủ.

Về đối tượng xử lý, VAMC chỉ xử lý nợ xấu của ngân hàng và việc tiếp cận nợ xấu

cũng được áp dụng theo nhiều cách thức khác nhau. Mức nợ xấu phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được chuyển giao như quy mô nợ xấu lớn (Malaysia: hơn 5 triệu Ringit, Thái Lan: từ 5 triệu Bạt). Bên cạnh đó, VAMC cần cử người tham gia vào bộ máy điều hành của ngân hàng bán nợ để đảm bảo rằng ngân hàng không phát sinh tiếp tục các khoản nợ xấu và hạn chế rủi ro đạo đức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phương thức xử lý nợ xấu, bán đấu thầu dưới nhiều hình thức (chào bán công

khai, chào bán riêng lẻ, đấu thầu quốc tế) hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu, liên doanh, cho thuê, chứng khoán hóa. Đối với các tài sản định giá dễ, thanh khoản cao thường được xử lý nhanh. Trong khi đó, những tài sản có tính chất đặc thù được quản lý và cơ

Về cơ chế trong việc xử lý tài sản, nhà nước cần có có cơ chế đặc thù cho VAMC

bởi các quy định hiện nay đòi hỏi quy trình phức tạp và tốn thời gian. Đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo, VAMC chỉ mua với giá thấp (Mailaysia: 10% so với số dư danh nghĩa của khoản nợ). VAMC xây dựng cơ chế chia sẻ lợi nhuận với các tổ chức bán nợ để khuyến khích họ bán nợ cho VAMC với giá do VAMC áp đặt.

Về thời điểm kết thúc hoạt động, VAMC sẽ kết thúc hoạt động vào thời điểm thích

hợp khi nền kinh tế đã ổn định, hệ thống ngân hàng trở lại trạng thái lành mạnh.

3.2.1.4 Mô hình xử lý nợ xấu mô phỏng chương trình giải cứu tài sản xấu TARP của Mĩ

 Lịch sử hình thành

Phản ứng lại cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ đỉnh điểm vào năm 2008, Chương trình Giải cứu Tài sản xấu (TARP, Troubled Asset Relief Program) kéo dài trong hai năm đến ngày 03/10/2010 ra đời dựa trên đạo luật “Ổn định khẩn cấp nền kinh tế” (Emergency Economic Stabilization Act – EESA) vào tháng 10/2008. Đạo luật này cho phép Bộ Tài chính Mỹ sử dụng tối đa 700 tỷ USD từ ngân sách liên bang để mua hoặc bảo hiểm những tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao của các tổ chức tài chính trong nước. Sau đó, Đạo luật Dodd-Frank (Đạo luật cải cách Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng) ra đời ngày 21/07/2010 đã hạn chế hoạt động của TARP và giảm số tiền tổng thể xuống còn 475 tỷ USD.

 Ý tưởng và thực hiện trên thực tế

Ý tưởng chính ban đầu của chương trình TARP là mua lại các tài sản liên quan đến thế chấp bị tổn hại (mortgage-related toxic assets) để làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính, giúp giảm bớt bất ổn và quan ngại đang lan rộng trên thị trường. Trên thực tế, TARP đã được triển khai dưới một loạt các chương trình khác chứ không chỉ dừng lại đơn thuần ở khái niệm mua lại những tài sản liên quan đến thế chấp bị tổn hại. Những chương trình này có thể được phân loại vào bốn chương trình lớn, bao gồm:

 Hỗ trợ ngân hàng (Bank Support Programs)

 Thị trường tín dụng (Credit Market Programs)

 Các chương trình hỗ trợ bất động sản (Housing Programs)

 Quy mô giải ngân:

Bảng bên dưới cho thấy sự phân bổ kinh phí quỹ TARP tập trung nhiều nhất vào chương trình hỗ trợ ngân hàng với hơn 50% ngân quỹ toàn bộ chương trình; tiếp theo là hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ô tô và AIG, rồi sau đó mới đến thị trường bất động sản, thị trường tín dụng.

Bảng 3.1: Kinh phí quỹ TARP (Đơn vị: tỷ USD)

Chương trình TARP Số tiền ước tính Tỷ trọng (%) Thực tế giải ngân Tỷ trọng (%) Bank Support Programs 250.46 53.70 245.1 58.74 Credit Market Programs 22.84 4.90 19.09 4.58 AIG 67.84 14.54 67.84 16.26 Auto Industry Financing Program 79.69 17.09 79.69 19.10 Housing Support 45.59 9.77 5.54 1.32 Tổng 466.42 100.00 417.26 100.00

Nguồn: Congressional Research Service (Cập nhật đến ngày 12/10/2012)

Tính đến ngày 12/10/2012, kinh phí giải ngân thực tế cho các chương trình TARP đạt 417.26 tỷ USD, thấp hơn so với con số dự kiến là 466.42 tỷ USD. Nhiều khả năng dòng vốn từ quỹ TARP trong thời gian tới sẽ tiếp tục chảy vào các chương trình còn nhiều dư địa như bất động sản hay thị trường tín dụng.

 Ưu điểm

•Cấp vốn cho các ngân hàng để vượt qua ảnh hưởng tiêu cực từ các khoản nợ xấu bằng cách Chính phủ có thể mua cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng.

•Tăng mức độ tiếp cận vốn của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi Chính phủ mua cổ phiếu (ưu đãi) với cổ tức thấp ở các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp nhỏ làm tăng mức độ tiếp cận vốn của khối doanh nghiệp này. Ở Việt Nam hiện nay, phần

lớn vấn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Mặt khác nợ xấu tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp. Vì vậy, nếu chính sách này được thực hiện sẽ có thể giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc khơi tăng nguồn vốn và giải quyết vấn đề nợ xấu với ngân hàng.

 Nhược điểm

•Ngân sách của chúng ta còn eo hẹp, phải cân nhắc thật kĩ nếu không sẽ dẫn đến bội chi ngân sách. Mặt khác, để thực hiện nó cần một khoản tiền khá lớn, không phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

•Hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, nhiều kẽ hở sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện.

•Sở hữu Nhà nước trong ngân hàng tăng tạm thời.

3.2.1.5 Đề xuất mô hình cho Việt Nam.

Từ việc phân tích các mô hình giải quyết nợ xấu được đề xuất ở trên đây cùng với các kinh nghiệm đúc kết từ các nước đã giải quyết vấn đề nợ xấu, có thể thấy rằng với điều kiện thực tế ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về nguồn lực, về luật pháp cũng như kinh nghiệm xử lý vấn đề này. Các mô hình này đều có những ưu nhược điểm riêng tuy nhiên cùng với thực tế vận dụng ở các nước, chúng tôi thấy rằng mô hình thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia là có hiệu quả hơn trong việc xử lý nợ xấu, thực tế đã chứng minh ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hungary, Thái Lan, Malaisia,… Hiện nay, đề án thành lập Công ty Quản lý Nợ xấu Việt Nam (VAMC) đã được NHNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình Chính phủ phê duyệt. Mô hình VAMC của Việt Nam mà NHNN đề xuất có một

số điểm tương đồng với KAMCO bởi KAMCO đã rất thành công trong việc xử lý nợ xấu của Hàn Quốc. Mặt khác, Hàn Quốc có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như cả hai có chung chiến lược tăng trưởng dựa trên các tập đoàn; tín dụng theo hình thức chỉ định, phân phối chủ yếu cho những tập đoàn chủ lực và được cung cấp từ hệ thống ngân hàng do Chính phủ chi phối. Tuy nhiên, về cơ bản, nhưng hoạt động của VAMC và KAMCO có một điểm khác biệt quan trọng. Đó là nguồn tiền để thực hiện

việc mua lại nợ xấu. Chính phủ Hàn Quốc đã chấp nhận bù lỗ cho KAMCO bằng tiền ngân sách. Còn ở Việt Nam, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết, theo đề án thành lập VAMC, nguyên tắc của việc xử lý nợ là sẽ không sử dụng tiền ngân sách. Vậy tiền sẽ đến từ đâu? Từ tổ chức đầu tư trong nước, bên ngoài, hay tổ chức quốc tế? Trên thực tế, ngay cả Hàn Quốc cũng buộc phải nhận tiền hỗ trợ từ IMF. Thái Lan và Indonesia cũng vậy. Nhưng điều kiện vĩ mô Hàn Quốc lúc bấy giờ và Việt Nam hiện tại có quá nhiều khác biệt. Các ngân hàng Việt Nam vẫn tự quản lý nợ của mình, còn VAMC sẽ tài trợ thêm tiền để ngân hàng thực hiện. Số tiền này phải được trả lại cho VAMC trong 5 năm. Điều này khiến một số người nghi ngờ tính hiệu quả của VAMC, khi các công ty quản lý nợ xấu trên thế giới đều mua đứt bán đoạn các khoản nợ. Ngược lại, trong trường hợp Chính phủ Việt Nam có đủ tiền, bài toán cần giải là những công thức tính giá mua bán lẫn cách thức phân loại nợ xấu nào sẽ mua. Dù sao đi nữa, con đường thành lập VAMC là đúng vì các quốc gia trên thế giới đều đã thực hiện. Và điều kiện để VAMC hoạt động là Chính phủ phải tạo được niềm tin cho công chúng. Để tạo lập niềm tin, điều trước tiên là làm rõ con số nợ xấu thực sự ở Việt Nam hiện nay.

3.2.2 Về phía chính phủ

3.2.2.1 Khuyến khích và phát triển thị trường nợ thứ cấp

Hiện nay, thị trường mua bán nợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển vì chưa có khuôn khổ pháp lý cho loại thị trường này. Để thị trường mua bán nợ hoạt động được, đòi hỏi công ty quản lý nợ của các ngân hàng thương mại phải hoạt động tích cực hơn và phải tuân theo nguyên tắc thị trường, đồng thời khuôn khổ pháp lý cần quy định rõ luật chơi cho những người tham gia, cách xử lý tài sản đảm bảo và để thị trường vận hành, bản thân người mua và người bán phải có cơ chế làm việc với nhau. Tình trạng mua bán nợ tại các AMCs thuộc các ngân hàng hiện nay thực chất chỉ là tách các khoản nợ này ra khỏi bảng cân đối và chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, điều này không làm giảm rủi ro hệ thống ngân hàng và không giải quyết được tác động tiêu cực của nợ xấu đối với nền kinh tế.

3.2.2.2 Cho phép và khuyến khích việc mua, bán và sát nhập giữa các ngân hàng

Một số ngân hàng có tiềm lực mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt có thể được mua lại các nhà băng yếu kém (kể cả ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên, với ngân hàng nước ngoài cần khống chế ở một tỷ lệ vốn nhất định). Việc sát nhập cũng có thể theo định hướng sát nhập các ngân hàng có lĩnh vực hoạt động giống nhau để đảm bảo sự tương thích về quy mô kinh doanh và tổ chức. Điều này vừa giúp giữ lại được các ngân hàng, đảm bảo lợi ích và lòng tin cho dân chúng vừa cải thiện năng lực quản trị rủi ro cho ngân hàng. Việc sát nhập các ngân hàng làm gia tăng sức mạnh tài chính cũng như tập hợp các thế mạnh giữa các ngân hàng tham gia hợp nhất. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã tiến hành hợp nhất 3 ngân hàng cổ phần là Ficombank, TinNghiabank và SCB với tên gọi mới là SCB; SHB mua lại Habubank và động thái này đã bước đầu có tín hiệu tốt.

3.2.3 Về phía Ngân hàng nhà nước

3.2.3.1 Đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại các NHTM

Nhiệm vụ đầu tiên đối với hệ thống NHTM và NHNN là phải tiến hành đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTM. Hiện nay, các số liệu công bố về tỷ lệ nợ xấu của các NHTM là thấp hơn nhiều so với thực tế và đánh giá của các tổ chức có uy tín, không phản ánh được chất lượng các khoản tín dụng. Vì vậy, các chủ sở

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 77)