Chính phủ có thể tham khảo một số giải pháp của các nước như:
Chia nợ xấu làm 2 nhóm:
Các khoản nợ lớn và phức tạp được giao cho một cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước giải quyết.
Các khoản nợ còn lại do các ngân hàng tự giải quyết theo thỏa thuận với Bộ Tài chính.
Thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia (AMC)
Nhiệm vụ, sứ mệnh của AMC cần được nêu rõ ràng. Quyền lực của AMC cần được
giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định gắn với một thời hạn cụ thể. AMC ra đời đều thực hiện chung một sứ mệnh là giúp xử lý các khoản nợ xấu đang tồn đọng ở mức lớn trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, việc thành lập các AMC cần phải được làm rõ rằng đây là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính. Có nghĩa là sứ mệnh của các AMC không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính mà còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể.
Xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch.
khoản nợ xấu và khâu xử lý các khoản nợ xấu đã được mua lại. Trong khâu thu mua các khoản nợ xấu thì công việc khó khăn nhất chính là phân loại và định giá các khoản nợ xấu. Tại Hàn Quốc, việc định giá các khoản nợ xấu được KAMCO công khai khá minh bạch. Trên cơ sở phân loại nợ xấu và tiêu chí lựa chọn nợ xấu được công khai rõ ràng, chính sách định giá của KAMCO cũng được đưa ra cụ thể.
Việc xử lý nợ xấu của cơ quan này có thể thực hiện theo một trong những phương pháp sau:
Phương pháp chuyển nợ thành vốn cổ phần:
Thường được sử dụng tại các nước thực hiện đồng thời chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng và khu vực doanh nghiệp đặc biệt là các DNNN. Phương pháp này thường được áp dụng khi các cơ hội tăng trưởng của các doanh thuộc sở hữu nhà nước vẫn còn tồn tại. Khi áp dụng phương pháp này, các AMC thường được Chính phủ bảo đảm về quyền ưu tiên hàng đầu khi các DNNN thực hiện niêm yết rộng rãi hoặc khi có sự thay đổi quyền kiểm soát. Việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần là phương pháp được Trung Quốc sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nợ xấu và gặt hái được khá nhiều thành công. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cũng phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Tỷ trọng cổ phần sở hữu của các AMC trong phần lớn các trường hợp không đủ quyền để biểu quyết cho các quyết định liên quan đến việc đổi mới công tác quản trị của doanh nghiệp.
Phương pháp chứng khoán hóa:
Phương pháp này cho phép phát hành đa dạng các chứng khoán với các kỳ hạn và
lãi suất khác nhau. Để thực hiện thành công phương pháp này đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về chứng khoán hóa; Thị trường vốn phát triển và sự ưa chuộng các sản phẩm chứng khoán hóa của các nhà đầu tư; Hệ thống dữ liệu lịch sử về các khoản tín dụng, tài sản thế chấp phải đầy đủ và minh bạch; Áp dụng các biện pháp bảo đảm cho chứng khoán phát hành. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong việc xử lý nợ xấu tại Mỹ. Hơn nữa, nghiệp vụ chứng khoán hóa cũng mở ra một thị trường mới cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường có thêm những cách thức mới để tái vốn hóa các khoản nợ có bảo đảm.
Bán trực tiếp cho nhà đầu tư:
Thường được thực hiện dưới 3 hình thức bán nhóm (spooled/bulk sales), bán riêng lẻ, và liên doanh hợp tác thông qua thương lượng hoặc bán đấu giá. Các tài sản được bán bao gồm các khoản nợ, cổ phần (chuyển từ các khoản nợ), các tài sản thế chấp và cổ phần. Việc lựa chọn phương thức nào là phụ thuộc vào quy mô và bản chất của từng món nợ xấu. Các khoản bán nhóm thường tập trung vào việc cố định giá của từng nhóm tài sản, trong khi giá của từng món tài sản không quá quan trọng. Ngược lại, các khoản bán riêng lẻ tập trung vào tìm hiểu giá trị thị trường của từng món tài sản. Các khoản bán riêng lẻ gồm đấu giá công khai các tài sản thế chấp, đấu giá các tài sản bị tịch thu, và bán các khoản cho vay riêng lẻ. Các hình thức hợp tác liên doanh được sử dụng để thực hiện việc hợp tác với các công ty đầu tư trong nước và nước ngoài – là những đối tác có công nghệ chuyên biệt và hiểu biết trong việc quản lý tài sản và tái cơ cấu doanh nghiệp. Phương pháp này có một ưu điểm nổi bật đó là ngay lập tức đem lại dòng thanh khoản cho các AMC. Tuy nhiên để phương pháp này thu được các kết quả khả quan cần thiết phải có các chính sách đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm nghiên cứu thì Hàn Quốc là quốc gia khá thành công trong việc áp dụng phương pháp bán trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hình thức bán nhóm.
Xử lý đồng thời nợ xấu liên quan trực tiếp đến hai đối tượng: DN và NHTM.
Trung Quốc một mặt xử lý nợ xấu của các NHTM thông qua các AMC, mặt khác ra sức cứu các doanh nghiệp – nguyên nhân cốt yếu cho sự sụp đổ của các NHTM bằng biện pháp “vượt lên chính mình”. Chính phủ Trung Quốc bỏ ra 40 tỷ Nhân dân tệ (năm 1998) để xóa nợ cho các doanh nghiệp thua lỗ có nguy cơ phá sản, đồng thời giúp họ tái thiết lập hệ thống kinh doanh dưới dự hỗ trợ tài chính và tư vấn của các chuyên gia thuộc chính phủ. Hungary cũng thực hiện xóa nợ xóa nợ cho các DNNN quan trọng. Các khoản nợ xấu này được xóa trên bảng cân đối của ngân hàng; đổi lại ngân hàng sẽ được nhận trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm - và tái cấp vốn cho các ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng đạt được tỷ lệ CAR 8%.
1.3.2.2 Về phúa Ngân hàng Nhà nước.
Phối hợp với chính phủ trong việc thành lập và quản lý cơ quan quản lý tài sản. Năm 1999, ngân hàng trung ương Trung Quốc PBC đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản, có trách nhiệm xử lý nợ xấu cho một số NHTM quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, PBC và liên hệ chặt chẽ với các NHTM. Tại Hungary, ngân hàng phát triển HDB cùng với một cơ quan chuyên biệt xử lý các khoản nợ xấu lớn, các khoản nợ xấu còn lại do ngân hàng tự giải quyết; kết hợp cùng công tác giải quyết nợ xấu trực tiếp từ phía các DNNN và tái cấp vốn cho ngân hàng, Hungary đã thành công trong công tác xử lý nợ xấu. Nợ xấu tại Hungary đã giảm từ gần 30% vào năm 1993 xuống khoảng 5% vào năm 1997 với chi phí xử lý nợ xấu của Hungary khoảng 13% GDP.
Giải cứu các TCTC sắp phá sản bằng cách tung các gói cứu trợ vào nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bất động sản, tình cảnh khá tương đồng với VN hiện nay. Để giải cứu những tổ chức tín dụng có nguy cơ phá sản, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm 700 tỉ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu NHTM, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém. Phần còn lại, nhưng chiếm tỉ trọng lớn, là để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng. Về mặt bản chất chính là FED cho vay, nhưng chủ trương nắm quyền kiểm soát các ngân hàng nên việc họ chọn loại cổ phiếu ưu đãi là rất thích hợp.
1.3.2.3 Về phía các ngân hàng thương mại.
Các NHTM phải sử dụng quỹ dự phòng để xử lý những khoản vay.
Các ngân hàng phải là đơn vị đầu tiên trong việc giải quyết nợ xấu bởi ngân hàng có dữ liệu về các khoản vay nợ và nắm chắc khách hàng của họ. Đồng thời tự giải quyết sẽ giúp các ngân hàng tối đa hóa giá trị thu hồi và tránh được các khoản lỗ không đáng có. Với tình hình hiện nay ở Việt Nam, khi một cơ chế rõ ràng về xử lý nợ xấu chưa được thông qua thì việc các ngân hàng thành lập quỹ dự phỏng rủi ro và sử dụng nó trong lúc này là rất cần thiết.
Các ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu bằng cách thành lập một bộ phận riêng để giải quyết nợ xấu (ngay trong chính ngân hàng hoặc một bộ phận độc lập).
Việc này sẽ giúp tách bạch được hoạt động xử lý nợ xấu với các hoạt động bình thường của ngân hàng. Các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Sau khi Chính phủ dùng trái phiếu Chính phủ để mua các cổ phiếu mới phát hành của các ngân hàng theo chương trình tái cấp vốn, Các ngân hàng được tái cấp vốn phải nộp một kế hoạch củng cố hoạt động cụ thể nhằm lành mạnh hóa hoạt động (bao gồm hợp lý hóa công tác quản lý, cải cách kiểm soát nội bộ và hiện đại hóa hoạt động ngân hàng). Việc triển khai thực hiện đề xuất tiến hành theo một bản thỏa thuận ký kết giữa ngân hàng và Bộ Tài chính. Đây là cách mà các NHTM ở Hungary đã thực hiện trong giai đoạn xử lý nợ xấu và đã đem lại hiệu quả triệt để giải quyết nợ xấu ở nước này.
Các NHTM phải tiến hành tái cấu trúc lại hệ thống.
Để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Hàn Quốc đưa ra chương trình rà soát theo chuẩn quốc tế, phân loại những mầm mống nguy hiểm nhất. Bộ khung tiêu chí được sử dụng để “khám sức khỏe” hệ thống ngân hàng tạm gọi là PCA (Prompt Corective Actiosn) với những nội dung xoay quanh hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng. Nhóm những ngân hàng tệ nhất không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel I (CAR 8%) bị buộc chấm dứt hoạt động độc lập, sáp nhập với ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn. Với nhóm ngân hàng thứ hai, dù hệ số CAR 8% nhưng có khả năng phục hồi, được yêu cầu sáp nhập với nhau. Những ngân hàng có tình hình tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để hình thành ngân hàng mới có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp đa dạng các dịch vụ và đủ sức phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Cũng từ đây, số lượng ngân hàng Hàn Quốc sau tái cấu trúc đã giảm 40%, từ 33 ngân hàng (năm 1997) xuống còn 19 ngân hàng (năm 2002) nhưng quy mô vốn, chất lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được gia tăng rõ rệt.
Bảng 1.6: Cách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của một số nước (1980-1998)
Chính phủ
bơm vốn Cơ quan quản lý tài sản hàng trong nướcSáp nhập ngân nước ngoài thâu tómCho phép ngân hàng
Trung Quốc x x x Ấn Độ x x x Hồng Kông (Trung Quốc) x x Indonesia x x x Hàn Quốc x x x x Malaysia x x x Philippines x x x Thái Lan x x x x
Nguồn: “Tổng quan thực tiễn tái cơ cấu ngân hàng” (Ngân hàng thanh toán quốc tế, (8/1999)
Từ việc phân tích, tổng hợp, đánh giá việc xử lý nợ xấu của Hàn Quốc, Trung Quốc,
Hungary và Mĩ, chúng ta đã có thêm những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là:
Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định;
Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn;
Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2012
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Hình 2.1: Diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam (2008-2012) (%)
( Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 đạt 5,32%, thấp hơn mức tăng 6,18% trong năm 2008 và là mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng cải thiện dần qua các quý nhờ cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước dần phục hồi bởi tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ: quý I/2009 tăng 3,14%; quý II/2009 tăng 4,41%; quý III/2009 tăng 5,98%; quý IV/2009 tăng 6,99%.
Tốc độ tăng trưởng các quý trong năm 2012 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, nên tốc độ tăng trưởng cả năm 2012 tiếp tục giảm năm thứ 2 liên tiếp, chỉ đạt 5,03%. Trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng năm 2012 chỉ cao hơn năm 1999 và 20091, là hai năm nền kinh tế phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới do tác động các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và toàn cầu (2008).
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế (2008-2012)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Năm 2008, tỷ trọng KV1 chiếm 21,99% (năm 2007: 20,25%); KV2 chiếm 39,89% (năm 2007: 41,61%); KV3 chiếm 38,12% (năm 2007: 38,14%). Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,07% cao hơn mức tăng 3,41% năm 2007. Công nghiệp-xây dựng tăng thấp với mức tăng 6,11% thấp hơn nhiều so với mức 10,61% của năm 2007. Đối với ngành xây dựng giảm -0,4%, là mức thấp nhất trong 10 năm qua, chủ yếu do thị trường nhà đất giảm mạnh, các điều kiện tín dụng chặt chẽ, giá vật liệu xây dựng không ngừng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008.Sau đó, đến năm 2009, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,32%, thấp hơn mức tăng 6,18% trong năm 2008 và là mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Năm 2010, KV1 tăng 2,78% cao hơn nhiều so với mức tăng 1,83% năm 2009, chủ yếu do ngành nông nghiệp tăng mạnh. KV2 cũng tăng nhờ ngành công nghiệp tăng mạnh; đóng góp 3,2% trong tổng số 6,78% tốc độ tăng trưởng chung của GDP cả nước.
* Lao động, thu nhập
Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức 4,65%. Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2008, tình trạng nhiều lao động bị mất việc làm khá phổ biến.
Bước sang 2009, thị trường lao động, nhu cầu sụt giảm ở cả trong nước và xuất khẩu lao động. Số việc làm mới năm 2009 đạt khoảng 1,51 triệu người, bằng 89% kế hoạch năm 2009 và giảm 6,5% so với năm 2008. Tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2009 ước đạt 2,75 triệu đồng/tháng, tăng 6,5% so với năm 2008.
Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, giảm 0,02% so với năm 2009; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,43%, giảm 0,17% so với 2009; khu vực nông thôn 2,27% (2009: 2,25%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.160 USD. Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2011 ở mức 2,27% thấp hơn mức 2,88% năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.590 USD, cao hơn mức 1.160 USD năm 2010.
* Hoạt động xuất nhập khẩu
Về xuất nhập khẩu hàng hóa: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 143,4 tỷ
USD, tăng 28,9% so với năm 2007.
Xuất khẩu ròng: Có mức đóng góp dương vào tăng trưởng kinh tế 2011, chênh lệch