Đối với các doanh nghiệp hiện nay vấn đề về vốn là một bài toán nan giải. Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đầu tiên và lớn nhất là lãi suất cao, gần 40% số doanh nghiệp gặp phải rào cản này. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5%), không có thế chấp (gần 19%), phải trả thêm phụ phí (gần 10%) và cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7%). Sự thận trọng của các NHTM trong việc cho vay nhằm hạn chế nợ xấu đã khiến các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tái sản xuất kinh doanh, từ đó không có vốn để trả nợ các khoản vay trước, dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, một lượng lớn hàng tồn kho đang tồn tại trong các doanh nghiệp chưa được tiêu thụ nên áp lực về thu hồi vốn trả nợ ngân hàng càng tăng cao. Để tạo ra năng lực sản xuất mới, nguồn cung mới phù hợp với
nhu cầu thực tế của xã hội, thì trọng tâm của các giải pháp là phải thay đổi cơ bản thể chế để thay đổi động lực, hành vi của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; loại bỏ cơ chế xin - cho, sự không minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Phải thay đổi tư duy về vai trò của Nhà nước và DNNN, đổi mới cách thức quản trị DNNN, hạn chế và kiểm soát có hiệu quả nguy cơ lạm dụng vị thế độc quyền để trục lợi, tạo nên bất bình đẳng về quyền, cơ hội kinh doanh và thiệt hại về lợi ích đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi mà hội nhập mang lại trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, chúng ta có thể sẽ gặp phải nhiều bất lợi khó tránh khỏi. Trong đó, nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay là một minh chứng cho sự nới lỏng quản lý, giám sát, thiếu minh bạch, bất ổn của hệ thống ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Hơn nữa, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt mang tính xã hội cao, nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt với những nước như Việt Nam nên tác động mà nợ xấu của các ngân hàng thương mại để lại cho nền kinh tế là rất nặng nề: sự suy giảm của thị trường chứng khoán, sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự khó khăn của các doanh nghiệp trong việc vay vốn tái sản xuất, trả các khoản nợ quá hạn và thanh lý số lượng hàng tồn kho lớn,… Chính vì vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể, rõ ràng về nợ xấu từ đó có những chính sách biện pháp phù hợp. Nội dung của đề tài gồm ba chương được sắp xếp một cách có hệ thống để có thể:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề nợ xấu và kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới;
Phân tích thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu;
Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm khắc phục tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Do kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều hạn chế chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện đề tài. Đây là một đề tài đòi hỏi sự tìm hiểu, phân tích, vận dụng bài học thực tiễn trong hoạt động tín dụng một cách linh hoạt nhằm mang lại sự ổn định và an toàn cho hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế. Vấn đề nợ xấu không còn xa lạ với các nước, nó là sản phẩm của việc nguồn vốn được phân bổ không hiệu quả. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu, quản lý, khắc phục nó không phải chỉ riêng của Chính phủ, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp mà là của cả nền kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ThS Nguyễn Thị Hoài Phương (2012)- Luận văn Tiến sĩ:Quản lý nợ xấu tại ngân
hàng thương mại Việt Nam.
2 NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng: Giải pháp phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam.
3 NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng: Hoạt động ngân hàng Việt Nam – Nhìn lại năm
2011 và một số giải pháp cho năm 2012.
4 Phòng phân tích và dự báo thị trường – Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN):
Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) và Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) – Hai công cụ chứng khoán phái sinh chủ yếu gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008 và gợi ý chính sách giám sát tài chính.
5 NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và
những bài học cho Việt Nam.
6 Dong He: The Role of KAMCO in Resolving Nonperforming Loans in the Republic
of Korea.
7 TS Nguyễn Thị Kim Thanh: lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam – tạp chí Tài chính số 11 – 2012
8 Phương Hà: Xử lý nợ xấu của Việt Nam: Mô hình nào phù hợp? – Diễn đàn doanh nghiệp.
9 TS Phan Minh Ngọc: Khác biệt trong phân loại nợ xấu ở Việt Nam - Báo điện tử đại biểu nhân dân.
10 Thu Hương: Việt Nam học được gì từ mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc? – Báo điện tử CafeF
11 Xử lý nợ xấu: Bài học từ Mỹ và Trung Quốc – Báo điện từ Doanh Nhân Sài Gòn 12 Đinh Tuấn Minh: Mua bán nợ xấu, kinh nghiệm từ mô hình KAMCO của Hàn
13 Th.S Vũ Kim Oanh/ Học viện Ngân hàng: Nhức nhối nợ xấu: 3 mô hình xử lý nợ
xấu – Thời báo Ngân hàng.
14 Nguyễn Thị Thu Hằng: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam: Một năm nhìn lại – Tạp chí Ngân Hàng số 6 – 2013.
15 Kỷ yếu khoa học: Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng – Viện Ngân hàng Tài chính/KTQD.
16 Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock: “Giải cứu” bất động sản: Độ trễ
chính sách nhìn từ thị trường Mỹ - báo điện tử Vietstock
17 Thanh Hải: Ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu, không nên trông chờ vào AMC- Theo TTVN/VCBS.
18 ThS Nguyễn Thanh Tú và Nguyễn Thị Hồng Nhung/ Đại học Luật Hà Nội: Thực
trạng nợ xấu của các TCTD ở Việt Nam- Nguyên nhân và một số giải pháp từ chính sách pháp luật - Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 3+4 (372+373) phát hành
tháng 2/2013.
19 Ban biên tập báo điện tử CafeF: Thị trường Chứng khoán 2012- Trái táo độc của mụ
phù thủy.
20 Ban biên tập báo điện tử CafeF: 10 sự kiện ngân hàng tài chính nổi bật năm 2012. 21 Viết Chung: 8 năm thăng trầm của lãi suất – Báo điện tử VnEconomy.
22 Ban biên tập Cafef Land: Bất động sản năm 2012: Một năm đầy bi ai. 23 Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: Nhìn lại kinh tế Việt Nam.
24 Hoàng Thế Thỏa: Kinh tế thế giới 2012 và triển vọng. 25 Báo cáo tài chính thường niên NHNN (2008-2011)
26 Báo cáo tài chính thường niên NHTM Nhà nước VietcomBank (2008-2012). 27 Báo cáo thường niên NHTM Nhà nước VietinBank (2008-2012).
29 Báo cáo tài chính thường niên NHTM liên doanh Indochina (2008-2012). 30 Báo cáo tài chính thường niên HSBC (2008-2012).
31 Thu Thủy: “Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng.”- Báo điện tử VnEconomy.
32 “SacomBank-hợp nhất: Lãi 714 tỷ đồng trong năm 2012”- Báo điện tử CafeF.
33 “Ngân hàng Indovina được tăng tín dụng 17% năm 2012.” – Báo điện tử VnEconomy.