Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 58 - 60)

Năm 2012 cũng là năm khó khăn của toàn hệ thống. Ngoại trừ mấy ông lớn như BIDV, MBB, Vietcombank, thì phần lớn các ngân hàng còn lại đều có mức lợi nhuận sụt giảm so với năm 2011. Sự sụt giảm này được cho là do phải tăng chi phí trích lập dự phòng nợ xấu.

Vietcombank (VCB) vốn được xem là nhà băng có thế mạnh trong phát triển tín dụng. Thế nhưng, số liệu vừa được Vietcombank đưa ra cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến 30/6 của Ngân hàng chỉ đạt mức 2,96%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 2% đầu năm nay lên 3,47% vào cuối quý II. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên đến gần 3.900 tỷ đồng. Vì thế, chỉ trong quý II, Vietcombank đã phải trích lập dự phòng rủi ro 1.088 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng trích lập dự phòng hơn 2.000 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế quý II của Ngân hàng mẹ Vietcombank do vậy chỉ đạt 1.124 tỷ đồng, giảm 10% so với quý II/2011; lũy kế 6 tháng giảm 8% so với cùng kỳ 2011.

Lãi thuần 6 tháng đầu năm nay của ACB đạt trên 3.611 tỷ đồng, tăng 18,05% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, do chi phí hoạt động tăng cao và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng, khiến lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay của ACB giảm nhẹ so với cùng kỳ, còn 1.392,59 tỷ đồng.

Có thể nói, nợ xấu của các nhà băng đang gia tăng và trích lập dự phòng rủi ro đang “khoét dần” vào lợi nhuận.

Mất cân đối về kì hạn

Các khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy mô lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có cùng kỳ hạn. Điều này được giải thích là do nhiều ngân hàng trong một thời gian dài đã được sử dụng như là sân sau của những ông chủ ngân hàng, thực hiện việc cho vay vào những dự án đầu tư dài hạn mà trong đó chủ yếu là bất động sản dẫn tới sự mất cân đối về kỳ hạn.

Lãi suất cao

Theo số liệu mới nhất từ NHNN, trong thời gian từ ngày 25/2 đến ngày 1/3/2013, lãi suất cho vay phổ biến của khối ngân hàng thương mại nhà nước cho sản xuất kinh doanh thông thường đối với kỳ ngắn hạn là từ 11-15% và trung - dài hạn là 14,6 – 16,5%. Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh thông thường từ 12-15% và trung - dài hạn là 16-17,5%. Mức lãi suất phổ biến mà doanh nghiệp đang phải trả tính bình quân cũng từ 14-16%

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w