Xuất mô hình cho Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 83)

Từ việc phân tích các mô hình giải quyết nợ xấu được đề xuất ở trên đây cùng với các kinh nghiệm đúc kết từ các nước đã giải quyết vấn đề nợ xấu, có thể thấy rằng với điều kiện thực tế ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về nguồn lực, về luật pháp cũng như kinh nghiệm xử lý vấn đề này. Các mô hình này đều có những ưu nhược điểm riêng tuy nhiên cùng với thực tế vận dụng ở các nước, chúng tôi thấy rằng mô hình thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia là có hiệu quả hơn trong việc xử lý nợ xấu, thực tế đã chứng minh ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hungary, Thái Lan, Malaisia,… Hiện nay, đề án thành lập Công ty Quản lý Nợ xấu Việt Nam (VAMC) đã được NHNN

trình Chính phủ phê duyệt. Mô hình VAMC của Việt Nam mà NHNN đề xuất có một

số điểm tương đồng với KAMCO bởi KAMCO đã rất thành công trong việc xử lý nợ xấu của Hàn Quốc. Mặt khác, Hàn Quốc có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như cả hai có chung chiến lược tăng trưởng dựa trên các tập đoàn; tín dụng theo hình thức chỉ định, phân phối chủ yếu cho những tập đoàn chủ lực và được cung cấp từ hệ thống ngân hàng do Chính phủ chi phối. Tuy nhiên, về cơ bản, nhưng hoạt động của VAMC và KAMCO có một điểm khác biệt quan trọng. Đó là nguồn tiền để thực hiện

việc mua lại nợ xấu. Chính phủ Hàn Quốc đã chấp nhận bù lỗ cho KAMCO bằng tiền ngân sách. Còn ở Việt Nam, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết, theo đề án thành lập VAMC, nguyên tắc của việc xử lý nợ là sẽ không sử dụng tiền ngân sách. Vậy tiền sẽ đến từ đâu? Từ tổ chức đầu tư trong nước, bên ngoài, hay tổ chức quốc tế? Trên thực tế, ngay cả Hàn Quốc cũng buộc phải nhận tiền hỗ trợ từ IMF. Thái Lan và Indonesia cũng vậy. Nhưng điều kiện vĩ mô Hàn Quốc lúc bấy giờ và Việt Nam hiện tại có quá nhiều khác biệt. Các ngân hàng Việt Nam vẫn tự quản lý nợ của mình, còn VAMC sẽ tài trợ thêm tiền để ngân hàng thực hiện. Số tiền này phải được trả lại cho VAMC trong 5 năm. Điều này khiến một số người nghi ngờ tính hiệu quả của VAMC, khi các công ty quản lý nợ xấu trên thế giới đều mua đứt bán đoạn các khoản nợ. Ngược lại, trong trường hợp Chính phủ Việt Nam có đủ tiền, bài toán cần giải là những công thức tính giá mua bán lẫn cách thức phân loại nợ xấu nào sẽ mua. Dù sao đi nữa, con đường thành lập VAMC là đúng vì các quốc gia trên thế giới đều đã thực hiện. Và điều kiện để VAMC hoạt động là Chính phủ phải tạo được niềm tin cho công chúng. Để tạo lập niềm tin, điều trước tiên là làm rõ con số nợ xấu thực sự ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w