Mô hình xử lý nợ xấu mô phỏng chương trình

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

 Lịch sử hình thành

Phản ứng lại cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ đỉnh điểm vào năm 2008, Chương trình Giải cứu Tài sản xấu (TARP, Troubled Asset Relief Program) kéo dài trong hai năm đến ngày 03/10/2010 ra đời dựa trên đạo luật “Ổn định khẩn cấp nền kinh tế” (Emergency Economic Stabilization Act – EESA) vào tháng 10/2008. Đạo luật này cho phép Bộ Tài chính Mỹ sử dụng tối đa 700 tỷ USD từ ngân sách liên bang để mua hoặc bảo hiểm những tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao của các tổ chức tài chính trong nước. Sau đó, Đạo luật Dodd-Frank (Đạo luật cải cách Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng) ra đời ngày 21/07/2010 đã hạn chế hoạt động của TARP và giảm số tiền tổng thể xuống còn 475 tỷ USD.

 Ý tưởng và thực hiện trên thực tế

Ý tưởng chính ban đầu của chương trình TARP là mua lại các tài sản liên quan đến thế chấp bị tổn hại (mortgage-related toxic assets) để làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính, giúp giảm bớt bất ổn và quan ngại đang lan rộng trên thị trường. Trên thực tế, TARP đã được triển khai dưới một loạt các chương trình khác chứ không chỉ dừng lại đơn thuần ở khái niệm mua lại những tài sản liên quan đến thế chấp bị tổn hại. Những chương trình này có thể được phân loại vào bốn chương trình lớn, bao gồm:

 Hỗ trợ ngân hàng (Bank Support Programs)

 Thị trường tín dụng (Credit Market Programs)

 Các chương trình hỗ trợ bất động sản (Housing Programs)

 Quy mô giải ngân:

Bảng bên dưới cho thấy sự phân bổ kinh phí quỹ TARP tập trung nhiều nhất vào chương trình hỗ trợ ngân hàng với hơn 50% ngân quỹ toàn bộ chương trình; tiếp theo là hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ô tô và AIG, rồi sau đó mới đến thị trường bất động sản, thị trường tín dụng.

Bảng 3.1: Kinh phí quỹ TARP (Đơn vị: tỷ USD)

Chương trình TARP Số tiền ước tính Tỷ trọng (%) Thực tế giải ngân Tỷ trọng (%) Bank Support Programs 250.46 53.70 245.1 58.74 Credit Market Programs 22.84 4.90 19.09 4.58 AIG 67.84 14.54 67.84 16.26 Auto Industry Financing Program 79.69 17.09 79.69 19.10 Housing Support 45.59 9.77 5.54 1.32 Tổng 466.42 100.00 417.26 100.00

Nguồn: Congressional Research Service (Cập nhật đến ngày 12/10/2012)

Tính đến ngày 12/10/2012, kinh phí giải ngân thực tế cho các chương trình TARP đạt 417.26 tỷ USD, thấp hơn so với con số dự kiến là 466.42 tỷ USD. Nhiều khả năng dòng vốn từ quỹ TARP trong thời gian tới sẽ tiếp tục chảy vào các chương trình còn nhiều dư địa như bất động sản hay thị trường tín dụng.

 Ưu điểm

•Cấp vốn cho các ngân hàng để vượt qua ảnh hưởng tiêu cực từ các khoản nợ xấu bằng cách Chính phủ có thể mua cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng.

•Tăng mức độ tiếp cận vốn của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi Chính phủ mua cổ phiếu (ưu đãi) với cổ tức thấp ở các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp nhỏ làm tăng mức độ tiếp cận vốn của khối doanh nghiệp này. Ở Việt Nam hiện nay, phần

lớn vấn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Mặt khác nợ xấu tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp. Vì vậy, nếu chính sách này được thực hiện sẽ có thể giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc khơi tăng nguồn vốn và giải quyết vấn đề nợ xấu với ngân hàng.

 Nhược điểm

•Ngân sách của chúng ta còn eo hẹp, phải cân nhắc thật kĩ nếu không sẽ dẫn đến bội chi ngân sách. Mặt khác, để thực hiện nó cần một khoản tiền khá lớn, không phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

•Hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, nhiều kẽ hở sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện.

•Sở hữu Nhà nước trong ngân hàng tăng tạm thời.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 80 - 82)