Thị trường chứng khoán giảm sâu;

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 101 - 102)

 Thị trường chứng khoán

Năm 2012 là một năm đầy biến động của thị trường chứng khoán. Thị trường này giảm sâu, 56/100 CTCK báo lỗ (số liệu quý 3/2012), tổng lợi nhuận của 100 CTCK âm 212 tỷ đồng trong quý 3/2012 và trên 70% công ty có lỗ lũy kế. Cụ thể: 9 CTCK bị kiểm soát đặc biệt, 3 CTCK bị đình chỉ 6 tháng, 4 công ty bị rút nghiệp vụ môi giới (SME, Đông Dương, Trường Sơn, Hà Nội), 3 công ty rút nghiệp vụ tự doanh (Hà Thành, Việt Tín, Viễn Đông (tự ngyện)), 3 CTCK tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên 2 Sở: AVS, SVS và APG. Hàng loạt CTCK bị mất thanh khoản và bị Trung tâm lưu ký phạt, thậm chí hủy lệnh giao dịch, đình chỉ lưu ký 10 ngày vì không thanh toán tiền cho VSD sau khi áp dụng T+3: GBS, TAS…Thị trường càng khó khăn bao nhiêu, quá trình tái cấu trúc các CTCK sẽ càng được đẩy nhanh bấy nhiêu. Hiện Chính phủ khuyến khích các CTCK sáp nhập, theo Đề án tái cấu trúc TTCK và các doanh nghiệp bảo hiểm đã được Chính phủ thông qua, CTCK sẽ chia làm 4 nhóm, sẽ có cơ chế cho CTCK đóng cửa và chuyển đổi sang thành công ty đầu tư chứng khoán, phá sản hoặc giải thể theo Luật doanh nghiệp.

 Thị trường bất động sản

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 11/2012, tổng vốn FDI đăng ký đạt 7,25 tỷ USD đạt 60,4% so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI tăng thêm và

cấp mới vào BĐS đạt 1,84 tỷ USD, con số này năm 2011 chưa đầy 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, Chính phủ đã bắt đầu nới lỏng cho vay đối với lĩnh vực BĐS từ tháng 4/2012 bằng một loạt những chính sách “cởi trói” cho BĐS như hạ lãi suất huy động xuống 12%/năm từ tháng 4/2012 và đến nay còn 9%/năm. Tín dụng được mở với mọi loại hình không chỉ cho vay nhà để ở mà còn vay để mua bán, nhà để đầu tư, mở cho vay xây dựng BĐS để bán. Các ngân hàng thương mại tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ người mua nhà…Tuy nhiên, với những giải pháp đó thị trường vẫn chìm trong xu thế giảm giá, thanh khoản thị trường thấp. Tình trạng trầm lắng vẫn kéo dài trong nhiều tháng qua. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn không vay được tín dụng mới do vấp phải “điều kiện vay”, gần như tín dụng vẫn “đóng” với doanh nghiệp.

Theo số liệu của NHNN tính đến 31/10/2012, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2011. Trong đó, nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản tương đương 28.000 tỷ đồng. Trong nửa cuối của năm 2012, rất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu đang được các bộ ngành trình Chính phủ, Quốc hội xem xét thông qua. Như vậy, thị trường nhà đất năm 2012 là bức tranh đầy màu tối, một năm đầy sóng gió với cả khách hàng và chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM GIẢM THIỂU NỢ XẤU Ở VIỆT NAM (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w