Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 40)

1.3.3.1 Các tiêu chí định lượng

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:

 Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra:

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra, thanh tra so với kế hoạch năm; - Tỷ lệ hoàn thành về số thu thêm sau kiểm tra, thanh tra so với kế hoạch năm.

 Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra, thanh tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như:

- Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/Tổng số đối tượng kiểm tra, thanh tra; - Tổng số thu thêm sau kiểm tra, thanh tra;

- Số thu thêm sau kiểm tra, thanh tra bình quân/hồ sơ kiểm tra thanh tra. 1.3.3.2 Các tiêu chí định tính

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

 Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra, thanh tra (mức độ tái phạm).

 Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế

 Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin của người nộp thuế vào hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Căn cứ quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật; trên cơ sở phân tích thông tin về NNT cơ quan thuế thực hiện thanh tra để xem xét việc kê khai nghĩa vụ thuế của NNT về thủ tục, giá tính thuế, thuế suất, điều kiện được miễn giảm, số thuế được miễn giảm có đúng và đầy đủ theo quy định của các Luật thuế, Luật quản lý thuế và các văn bản có liên quan hay không, đồng thời xử lý theo quy định những sai phạm phát hiện. Vì vậy, công tác thanh tra thuế sẽ chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:

(1) Chính sách, pháp luật thuế: Chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung có ảnh hưởng đến tất cả mọi hành vi của các cá nhân và mối quan hệ giữa các

cá nhân với các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Chính sách, pháp luật thuế nói riêng có ảnh hưởng đến tất cá các hành vi của người nộp thuế, công chức thuế, các quan hệ, giao dịch giữa cơ quan thuế, công chức thuế với người nộp thuế. Chính sách, pháp luật thuế quy định các đối tượng chịu thuế, giá tính thuế, thuế suất và các điều kiện để được miễn giảm thuế đối với từng loại thuế, các thủ tục hành chính thuế, chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Chính sách, pháp luật thuế rõ ràng, đơn giản thì ít xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện của cơ quan thuế và người nộp thuế, là cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế. Đây là một nhân tố không thể thiếu trong việc nghiên cứu các ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế.

(2) Cơ quan thuế: Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật để tác động đến người nộp thuế nhằm đảm bảo các chính sách, pháp luật thuế được thực thi nghiêm túc. Trong đó, công tác kiểm tra, thanh tra thuế đóng vai trò quan trọng nhằm xem xét, đánh giá, xử lý theo quy định của pháp luật thuế đối với việc chấp hành thủ tục hành chính thuế, kê khai đúng và đầy đủ giá tính thuế, thuế suất và số thuế được miễn giảm của các loại thuế trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế. Vì vậy, cơ quan thuế thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì công tác thanh tra sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại, cụ thể:

 Nâng cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật thuế của người nộp thế sẽ đảm bảo số thuế được nộp đúng, nộp đủ vào NSNN, các sai phạm sẽ được hạn chế và khắc phục kịp thời, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thuế trong việc hạn chế, phòng ngừa các sai phạm trong lĩnh vực thuế. Đối tượng của công tác tuyên truyền hỗ trợ không chỉ là người nộp thuế mà còn bao gồm cả các công chức thuế, vì vậy thực hiện tốt công tác này sẽ gián tiếp góp phần làm tăng hiệu quả của công tác thanh tra thuế thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức thuế nói chung và công chức làm công tác thanh tra nói riêng.

 Quản lý chặt chẽ, chính xác số lượng người nộp thuế, thông tin về người nộp thuế, việc kê khai thuế, nộp thuế, sử dụng hóa đơn; công tác đào tạo, bố trí nhân sự, đảm bảo cơ sở hạ tầng thông tin sẽ hỗ trợ tốt cho việc định hướng, xác định đúng đối tượng có rủi ro cao, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm làm tăng hiệu quả của công tác thanh tra thuế.

 Hoạt động thanh tra thuế chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định xử lý sau thanh tra, các Kết luận thanh tra được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, công tác

Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thực hiện tốt thì hiệu quả của công tác thanh tra sẽ cao và ngược lại.

(3) Người nộp thuế: Chịu sự ảnh hưởng của chính sách pháp luật thuế, chịu sự tác động của Cơ quan thuế và có ảnh hưởng ngược lại. Nếu người nộp thuế tự giác thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế; tính và kê khai đúng, đầy đủ về giá tính thuế, thuế suất, số thuế được miễn giảm thì sẽ không phát sinh số thuế khai sai, số thuế trốn và số tiền phạt phải nộp thêm qua thanh tra và ngược lại.

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)