Về chiến lược xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 45)

Các nước đều xây dựng chiến lược xử lý rủi ro theo hướng ưu tiên giải quyết các rủi ro ở mức cao (là những rủi ro không thể chấp nhận được) và giải quyết các rủi ro ở mức thấp tuỳ theo nguồn lực cho phép (ví dụ: có thể lựa chọn rủi ro ở mức thấp bằng phương pháp ngẫu nhiên để đánh giá khả năng kiểm soát hoặc “tích luỹ” các rủi ro này để giải quyết trong tương lai). Phạm vi xem xét, phân tích khi nhận dạng rủi ro bao gồm cả những thông tin được thể hiện ở cấp “vĩ mô” như xu hướng phát triển kinh tế, đặc tính ngành nghề và các tác động của chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư. 1.5.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra thuế

Nhóm các nước phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra thuế cao và tại cấp trung ương thường thành lập bộ phận “Thanh tra máy tính” (Thanh tra tin học, thanh tra thuế bằng máy tính). Thanh tra máy tính được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra và quyền truy cập, khai thác, sử dụng hệ thống dữ liệu của ĐTNT để xác định rõ số liệu thực về sổ sách kế toán và các giao dịch điện tử.

1.5.6 Khả năng vận dụng vào hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam

Công tác thanh tra là một chức năng cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Kinh nghiệm công tác kiểm tra, thanh tra của các nước nêu trên cho thấy: Dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động có khác nhau nhưng có những điểm chung:

- Mỗi quốc gia đều hết sức chú trọng tới công tác thanh tra, kiểm tra, đều thận trọng trong việc xem xét xác định mục tiêu, đối tượng thanh tra, kiểm tra.

- Các tiêu chí quan trọng của công tác kiểm tra, thanh tra là gìn giữ luật pháp, hướng tới việc xác định đúng nguyên nhân sai phạm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

- Hoạt động kiểm tra, thanh tra được phân loại và phân cấp rõ ràng, đảm bảo khép kín và phát huy được tác dụng của tổ chức thanh tra các cấp.

- Công cụ đắc lực phục vụ công tác thanh tra là : Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con người trong việc tham gia hoạt động thanh tra.

- Kết luận thanh tra được thực thi nghiêm túc bởi hệ thống các cơ quan Nhà nước cùng vào cuộc.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và cải cách công tác thanh tra thuế tại một số nước trên thế giới, những nội dung có thể vận dụng để thực hiện thành công chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế ở Việt Nam nói chung và ở Cục thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng trong thời gian tới, đó là:

- Xây dựng mô hình tổ chức thanh tra thuế theo hướng chuyên môn hoá cao. Các tổ chức thanh tra ĐTNT mới được cơ cấu theo hướng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình thanh tra.

- Trao chức năng điều tra tội phạm về thuế cho cơ quan thuế - Chuẩn hoá lực lượng thanh tra cả về số lượng và chất lượng.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích rủi ro một cách khoa học. - Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thanh tra.

- Áp dụng các chuẩn mực thanh tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra thuế.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế, thanh tra thuế. Đó là các khái niệm, chức năng, vai trò, chính sách thuế của Nhà nước. Đề cập đến khái niệm về thanh tra thuế, chức năng nhiệm vụ và các hình thức thanh tra thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Quy định và cách xác định của các sắc thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản như: Thuế Môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế Tài nguyên và Phí BVMT. Đồng thời đưa ra các quan điểm đánh giá, nguyên tắc hoạt động của thanh tra thuế cà các tiêu chí để đánh giá về hiệu quả của thanh tra thuế. Các kinh nghiệm về công tác thanh tra thuế của các nước để từ đó nghiên cứu và áp dụng vào Việt Nam một cách phù hợp.

Chương 1 đã khái quát toàn bộ cơ sở lý thuyết và là nền tảng cho việc phát triển nội dung ở các chương tiếp theo của Luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ, HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT

ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

2.1 Giới thiệu chung về bộ máy quản lý thuế, thanh tra thuế 2.1.1 Bộ máy tổ chức quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 2.1.1 Bộ máy tổ chức quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của pháp luật.

- Tại Văn phòng Cục Thuế có 14 phòng chức năng tham mưu gồm: (1) Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

(2) Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; (3) Phòng Kê khai và Kế toán thuế;

(4) Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;

(5) Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; (6) Phòng Quản lý các khoản thu từ đất;

(7) Phòng Thanh tra thuế; (8) Phòng Kiểm tra thuế số 1; (9) Phòng Kiểm tra thuế số 2; (10) Phòng Kiểm tra thuế số 3 (11) Phòng Kiểm tra nội bộ; (12) Phòng Tin học;

(13) Phòng Tổ chức cán bộ;

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Cục thuế tỉnh Khánh Hòa

(Nguồn: www.khanhhoa.gdt.gov.vn)

- Tại các huyện, thị xã, thành phố có 08 Chi cục Thuế trực thuộc gồm: (1) Chi cục Thuế thành phố Nha Trang;

(2) Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh; (3) Chi cục Thuế thị xã Ninh Hòa; (4) Chi cục Thuế huyện Vạn Ninh; (5) Chi cục Thuế huyện Diên Khánh; (6) Chi cục Thuế huyện Cam Lâm; (7) Chi cục Thuế huyện Khánh Vĩnh; (8) Chi cục Thuế huyện Khánh Sơn.

2.1.2 Cơ chế quản lý thuế

Hiện nay ngành thuế đã thực hiện cơ chế quản lý mới. Luật Quản lý thuế tạo hành lang pháp lý cho việc đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ động sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện nộp và xác định các ưu đãi được hưởng. Người nộp thuế phải kê khai thuế trung thực, chính xác và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Song song với sự chủ động, tự giác, Luật cũng quy định chế tài cưỡng chế, chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế.

Quản lý Thuế là quản lý các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế; các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế nội địa quản lý thu (sau đây gọi chung là thuế).

- Đối tượng Quản lý Thuế gồm

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; + Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;

+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm:

+ Người điều hành đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm.

+ Công ty điều hành chung đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung.

+ Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh hoặc Hiệp định liên Chính phủ.

+ Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia

Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên.

- Nội dung Quản lý Thuế

Tại Điều 3 Luật quản lý thuế quy định các nội dung quản lý thuế được phân thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1 – Các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung

- Đăng ký thuế - Khai thuế, tính thuế - Ấn định thuế

- Nộp thuế

- Ủy nhiệm thu thuế - Miễn thuế, giảm thuế - Hoàn thuế, bù trừ thuế

- Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế - Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

Nhóm 2 – Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung

- Quản lý thông tin về người nộp thuế - Kiểm tra thuế

- Thanh tra thuế

Nhóm 3 – Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả, bao gồm các nội dung

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp luật thuế 2.1.3 Thanh tra thuế

Chức Năng nhiệm vụ của Phòng thanh tra thuế theo quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế,

gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý. Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra;

- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;

- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;

- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế chuyển cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;

- Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế;

- Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế;

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

2.2 Tổng quan về các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

2.2.1 Các loại hình doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50'' vĩ độ Bắc, phía Tây giáp các tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ Đông, phía Đông là biển đông, điểm cực đông trên đất liền: 109027’55'' kinh độ Đông tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, đây cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước ta.

Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa.

Theo tài liệu Tài nguyên khoáng sản tỉnh Khánh Hòa do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổng hợp, cung cấp và căn cứ Quy hoạch khoáng sản của tỉnh Khánh Hòa đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 12/3/2013, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gồm có những loại khoáng sản sau:

- Khoáng sản kim loại: sắt, titan, molybden, thiếc, vàng.

- Khoáng chất công nghiệp: pyrit, fluorit, than bùn, kaolin, cát thủy tinh, thạch anh tinh thể. Đây là các loại khoáng sản phân tán nhỏ lẻ. Riêng cát thủy tinh là mỏ có quy mô lớn, trữ lượng và tài nguyên dự báo (cấp 122+334a) là 45.469.000 tấn.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá ốp lát (gabro, granit), tài nguyên dự báo là 921.777.500 m3; đá xây dựng (đá phun trào, granit), tài nguyên dự báo là 8.190.708.220 m3; cát xây dựng, tài nguyên dự báo là 39.008.183 m3; sét gạch ngói, tài nguyên dự báo là 95.714.200 m3; đá vôi san hô tài nguyên dự báo là 1.687.500 tấn;

- Nước khoáng, nước nóng, trữ lượng (cấp 122) là 3.804 m3/ngày.

- Quá trình khai thác, sử dụng đã phát hiện khoáng sản mới là sét bùn (trước đây gọi là bùn khoáng), tài nguyên dự báo là 127.284 tấn.

Triển khai quy hoạch khoáng sản của tỉnh, tính đến tháng 6/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp phép khoáng sản cho 56 mỏ trên diện tích 619.983 ha (gồm cả 04 mỏ khoáng sản đá làm VLXDTT đã được cấp phép theo Luật Khoáng sản 1996 trước khi lập Quy hoạch khoáng sản của tỉnh (diện tích là 50,81ha)

Bảng 2.1: Bảng thống kê các loại hình doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2012-2014

STT Năm Tổng cộng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014 Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Doanh nghiệp tư nhân DN 26 32 27 85 23,35

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)