Tỷ lệ nội điạ trong giá trị hàng xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 48 - 49)

I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33

1. Chi phí vật chất Cây giống

2.3.2.4. Tỷ lệ nội điạ trong giá trị hàng xuất khẩu:

Mười năm qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục và mạnh mẽ, từ 2,1 tỷ USD năm 1991 lên 14,3 tỷ USD năm 2000. Thành tựu này có sự đóng góp của nhiều ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản … đến các ngành tiểu thủ công nghiệp, trong đó ngành điều cũng có những công lao đáng kể.

Tuy nhiên, đứng trước giác độ quản lývĩ mô, khi đánh giá hiệu quả của một hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần nhìn vào lượng kim ngạch mà hoạt động đó mang lại. Không phải giá trị xuất khẩu tăng luôn có nghiã là hiệu quả xuất khẩu tăng, mà đôi khi có xảy ra điều ngược lại. Ví dụ ngành dệt may có giá trị xuất khẩu năm 2000 là 1,8 tỷ USD, đứng thứ hai sau dầu thô là 3,2 tỷ USD, năm 1990 giá trị xuất khẩu dệt may chỉ có 215 triệu USD, như vậy sau 10 năm giá trị xuất khẩu tăng 8 lần. Nhưng để có thể xuất khẩu 1,8 tỷ USD hàng dệt may năm 2000 thì riêng nguyên phụ liệu phải nhập cho ngành may đã là 2,33 tỷ USD, bằng 73% giá trị xuất khẩu. Nếu kể cả nhập nguyên liệu cho ngành dệt để phục vụ cho may và dệt xuất khẩu thì tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm 80% giá trị xuất khẩu, tức là năm 2000 xuất 100 USD thì ta chỉ được 20 USD để trả lương, khấu hao điện nước và lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó năm 1990 tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu nhỏ, nhưng xuất 100 USD ta được 66 USD để thanh toán cho các Doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với ngành điều xuất khẩu thì lại khác. Ngành điều xuất khẩu của ta chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu trong nước để chế biến hàng xuất khẩu. Một vài năm gần đây, các doanh nghiệp tuy có phải nhập điều thô về chế biến, nhưng hoạt động đó chỉ có tính chất phụ thêm để tận dụng năng lực chế biến dư thừa chứ không phải là hướng hoạt động chủ yếu.

Đánh giá tỷ lệ nội điạ trong giá trị mặt hàng điều xuất khẩu, ta phải đi xem xét ở 2 khâu:

- Khâu sản xuất nông nghiệp trồng điều là khâu tạo ra nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.

- Khâu gia công chế biến là khâu sản xuất công nghiệp để biến điều thô nguyên liệu thành hàng xuất khẩu.

a. Khâu sản xuất nông nghiệp:

Trong khâu này, vật tư phục vụ cho sản xuất có nguồn gốc nhập khẩu gồm có: phân bón, thuốc trừ sâu. Theo bảng 11, để đạt năng suất 600 kg hạt/ha, mỗi ha cần phải bón :

- Lân : 100 kg x 0,068 USD / kg = 6,8 USD - Ka li : 50 kg x 0,17 USD / kg = 8,5 USD - Thuốc trừ sâu = 6,8 USD

Tổng cộng : 56,10 USD

Với tỷ lệ thu hồi sản phẩm sau chế biến 23%, 600 kg hạt thô sẽ cho 138 kg nhân điều. Bình quân giá xuất khẩu FOB cảng TP. Hồ Chí Minh là 4,5 USD/kg, trị giá xuất khẩu của 138 kg nhân điều là:

138 kg x 4,5 USD / kg = 621 USD

Tỷ lệ nhập khẩu trong giá trị hàng xuất khẩu sẽ là :

56,10

--- x 100 = 9,03 % 621

b. Khâu gia công chế biến:

Vật tư có nguồn gốc nhập khẩu là các loại bao bì để đóng gói sản phẩm. Theo các chuyên gia của Vinalimex, chi phí vật tư bao bì cho 1 kg sản phẩm nhân điều xuất khẩu khoảng 0,082 USD. Tỷ lệ nhập khẩu trong giá trị hàng xuất khẩu là:

0,082

--- x 100 = 1,82 % 4,5

Tổng cộng cả 2 khâu a và b, tỷ lệ nhập khẩu trong giá trị hàng xuất khẩu là: 9,03% + 1,82% = 10,85%

Như vậy là cứ xuất khẩu 100 USD, ta sẽ thu được 89,15 USD để trả lương cho công nhân, khấu hao và lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong nước.

Trong thực tế, những vật tư kể trên có nhiều loại trong nước đã sản xuất được phần lớn, phần nhập khẩu chỉ chiếm một lượng nhỏ.

Cũng có trường hợp người nhập khẩu đưa bao bì (theo dạng tạm nhập tái xuất), người xuất khẩu không mất chi phí. Cho nên ngành điều nếu biết tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu vật tư trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì hàm lượng nội điạ trong giá trị hàng điều xuất khẩu còn có khả năng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)