Hoàn thiện công nghệ chế biến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 66 - 69)

I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐIỀU

3.2.2.3 Hoàn thiện công nghệ chế biến

Hoạt động chế biến là một khâu quan trọng để làm tăng giá trị của sản phẩm điều xuất khẩu. Mặt khác, hoạt động chế biến còn tạo ra thị trường tiêu thụ nguyên liệu từ cây điều, làm cho ngành nông nghiệp trồng điều có đầu ra ổn định và phát triển. Từ năm 1995 đến nay, nước ta không còn xuất khẩu điều thô, hàng năm hạt điều thô sản xuất đến đâu được các cơ sở chế biến thu mua hết với mức giá khá.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong khâu chế biến, việc lựa chọn công nghệ chế biến phù hợp là rất quan trọng.

Nhìn chung công nghệ chế biến điều của ta hiện nay còn tương đối lạc hậu, biều hiện cụ thể là:

- Trong dây chuyền sản xuất, phần sử dụng máy móc còn ít, nhiều khâu còn sử dụng lao động thủ công là chủ yếu cho nên năng suất lao động trong chế biến còn thấp.

- Hoạt động chế biến còn đơn giản, mới chỉ tập trung vào việc bóc tách điều thô để lấy điều nhân, bỏ qua rất nhiều sản phẩm từ cây điều, do đó giá thành của sản phẩm chế biến còn cao, lãng phí trong khâu chế biến còn lớn.

- Việc sử dụng công nghệ chao dầu rất phổ biến ở các cơ sở chế biến đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Từ thực trạng đó, ngành điều cần thực hiện những giải pháp về công nghệ chế biến như sau:

Một là, đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở chế biến điều hiện có.

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm thay thế những khâu lao động thủ công bằng lao động máy móc, làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm chế biến.

Thực hiện giải pháp này nên dựa vào lực lượng trong nước là chủ yếu, vì: - Với hệ thống các trường đại học và các Viện nghiên cứu, cùng đội ngũ đông đảo các nhà khoa học ,trong nước hoàn toàn có thể thiết kế, chế tạo được những dây chuyền công nghệ cho hoạt động chế biến.

- Việc sử dụng thiết bị công nghệ do trong nước chế tạo sẽ dễ dàng điều chỉnh được những bất hợp lý về kỹ thuật để công nghệ ngày càng hoàn thiện hơn.

- Sử dụng thiết bị do trong nước sản xuất giá sẽ rẻ, suất đầu tư thấp và tiết kiệm được ngoại tệ cho đất nước.

Lâu nay ngành điều mới chỉ chú ý đến công nghệ chế biến hạt điều. Sắp tới cần phải có thêm những công nghệ để chế biến các sản phẩm khác của cây điều như làm mứt trái điều, nước ép trái điều, làm rượu, … Các công nghệ này có thể kết hợp để chế biến các loại trái cây khác như chôm chôm, nhãn, vải, … Nếu kết hợp được như vậy, ngành chế biến sẽ tránh được bị động về mùa vụ, công suất máy móc sẽ được tận dụng, sản phẩm chế biến sẽ đa dạng hơn và thu nhập của người lao động chắc chắc sẽ cao hơn.

Hai là, xây dựng mới một số cơ sở chế biến với trang thiết bị hoàn hảo, tiên tiến để đẩy mạnh chế biến sâu:

Những dây chuyền công nghệ hiện có ở các cơ sở chế biến điều của nước ta mới chỉ đảm bảo cho ra những sản phẩm ở dạng sơ chế, ngành điều chưa có những sản phẩm ở dạng tinh chế, có hàm lượng lao động cao, mà với những sản phẩm chất lượng cao thì luôn có thị trường tiêu thụ (Mỹ, Úc, Nhật, EU, … là những thị trường lớn đòi hỏi sản phẩm điều chất lượng cao).

Mục tiêu của giải pháp này là sớm tạo ra được một số cơ sở chế biến mới với trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến, có thể chế biến sâu các phẩm điều thành những sản phẩm cuối cùng, phong phú, đa dạng, độc đáo, có thể sử dụng được ngay để cung cấp cho thị trường.

Thực hiện giải pháp này, có thể:

- Nhập những công nghệ mới từ nước ngoài.

- Liên doanh với các tập đoàn tư bản thuộc ngành công nghiệp thực phẩm có tên tuổi và tiến hành chuyển giao công nghệ.

- Liên doanh với những nhà máy chế biến thực phẩm trong nước có kinh nghiệm. Với những sản phẩm chế biến sâu, giá bán sẽ cao gấp nhiều lần so với sản phẩm sơ chế và như vậy hiệu quả chế biến sẽ cao hơn.

Ba là, thực hiện công nghệ sản xuất sạch:

- Thực hiện công nghệ sản xuất sạch:

Sản xuất sạch là mục tiêu phấn đấu của mọi ngành, mọi quốc gia, nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trường. Hiện nay môi trường đang là vấn đề thời sự toàn cầu. Ngành điều cũng phải phấn đấu vì những mục tiêu như vậy.

Thực hiện giải pháp này, trước hết phải loại bỏ những công nghệ sản xuất gây ô nhiễm, thay thế bằng những công nghệ sản xuất sạch. Cụ thể là ở

điều hiện có đều áp dụng phương pháp chao dầu. Vì vậy, quá trình sản xuất đã thải ra một lượng khí độc rất lớn, không những gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực nhà máy, mà còn góp phần tạo nên sự ô nhiễm trong bầu khí quyển.

Để khắc phục tình trạng này, cần thay thế phương pháp chao dầu bằng phương pháp hấp hơi nước. Những lợi điểm của phương pháp hấp hơi nước là:

- Không gây ra tình trạng ô nhiễm.

- Do không bị đốt cháy trong quá trình sản xuất nên dầu vỏ hạt điều gần như được thu hồi toàn bộ.

- Dầu vỏ hạt điều sáng, đẹp hơn, chất lượng tốt hơn nên giá trị thương mại và giá trị sử dụng cao hơn.

- Giữ gìn vệ sinh công nghiệp:

Một nội dung khác để đảm bảo sản xuất sạch là phải giữ gìn vệ sinh nhà xưởng, nơi sản xuất.

Về mặt giữ gìn vệ sinh công nghiệp trong khâu chế biến ta làm chưa được tốt. Nhân điều xuất khẩu của ta còn nhiều tạp chất ngoại lai như: keo, kim loại, tóc, sỏi đất, sâu, …

Để cải thiện tình trạng này cần thực hiện những giải pháp sau:

- Các phân xưởng sản xuất cần được căng lưới để ngăn côn trùng xâm nhập. Đốt đèn để dụ bướm, côn trùng đến và sa vào bẫy để diệt côn trùng.

- Công nhân vào làm việc phải kiểm tra vệ sinh sạch sẽ, Ở những khâu sử dụng nhiều lao động chân tay như tách hạt, bóc vỏ lụa, … công nhân phải đeo găng, đội mũ che tóc, đeo khẩu trang. Hạt điều được di chuyển bằng khay nhựa.

- Kiểm tra sản phẩm kỹ càng trước khi đóng gói. - Thay thế bao bì thiếc bằng bao bì nylon.

Nếu dùng thùng thiếc làm bao bì miệng thùng phải dán keo. Khi mở nắp thùng lớp keo bong ra và lẫn vào trong nhân điều, làm mất vệ sinh.

Bốn là, đa dạng hoá sản phẩm để giảm giá thành chung:

Có thể nói đa dạng hóa sản phẩm là mục tiêu của các giải pháp “ đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở chế biến, …” và “ xây dựng mới một số cơ sở chế biến, …”.

Đầu tư đổi mới công nghệ không chỉ nhắm tới nâng cao chất lượng từng sản phẩm riêng rẽ mà còn phải hướng tới đa dạng hóa sản phẩm.

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ cây điều để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau để phục vụ con người.

Thực chất của giải pháp này là tiến hành một quy trình sản xuất không phế liệu.

Thí dụ: Ở các nhà máy chế biến hạt điều hiện nay người ta chỉ lấy sản phẩm chính là nhân điều. Các phụ phẩm khác như vỏ hạt, dầu vỏ hạt đều bị bỏ đi, coi như phế liệu.

Nếu theo quy trình sản xuất không phế liệu, việc sản xuất sẽ theo mô hình sau:

Hình 3 : SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÔNG PHẾ LIỆU

← ↑ NHÂN ĐIỀU CÁC SẢN PHẨM CAO CẤP } HẠT ĐIỀU THÔ → ↓ BÃ VỎ ĐIỀU VÁN ÉP DẦU ĐIỀU VỎ CÓ DẦU

* Giải thích sơ lược về quy trình sản xuất

Hạt điều thô sau tách hạt cho:

- Nhân điều

- Vỏ hạt còn dầu

Nhân điều đượcxuất khẩu hoặc tiếp tục chế biến sâu thành những loại

thực phẩm cao cấp.

Vỏ còn dầu đem ép, cho:

- Dầu vỏ điều (xuất khẩu + tiêu thụ trong nước).

- Vỏ điều (bã vỏ).

Vỏ được khử sạch dầu, sản xuất ván ép.

Một số sản phẩm được sản xuất ra từ cây điều.

Ngoài sản phẩm chính là nhân điều, người ta có thể sản xuất một số sản phẩm khác từ cây điều như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 66 - 69)