I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33
4. Giải quyết vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh.
Những giải pháp này không tồn tại riêng rẽ mà luôn có mối quan hệ biện chứng, cái này là điều kiện, là tiền đề cho cái khác phát triển. Vì vậy để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu điều của nước ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.
KẾT LUẬN
Qua các nội dung nghiên cứu trên có thể kết luận rằng cây điều là một cây công nghiệp xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Điều kiện khí hậu, đất đai của miền Nam nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển cây này. Nhân lực cho việc trồng và chế biến các sản phẩm từ cây điều khá dồi dào. Kinh nghiệm trồng trọt và nguồn giống tốt ở các địa phương khá phong phú. Nhu cầu của thị trường thế giới về nhân và các sản phẩm từ cây điều ngày càng mở rộng và giá bán khá cao. Đó là những tiềm năng to lớn cho ngành sản xuất điều ở nước ta.
Những năm qua hoạt động xuất khẩu điều đã mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, cả về mặt tài chính lẫn kinh tế - xã hội, thực sự có tác dụng thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Tuy nhiên, ngành điều cũng đã bộc lộ những yếu kém. Sự phát triển ồ ạt, mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và chỉ đạo thống nhất từ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong suốt thời gian dài đã làm cho sản xuất của ngành điều không ổn định. Công nghệ sử dụng trong sản xuất (cả nông nghiệp lẫn công nghiệp chế biến) lạc hậu, không được đầu tư thoả đáng nên không đẩy được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm lên cao, không thực hiện được mục tiêu sử dụng tổng hợp cây điều. Giá thành sản phẩm điều còn cao, làm cho sức cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu bị giảm thấp. Nhìn chung, những kết quả mà ngành điều đạt được chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của ngành này.
Đề nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu điều, ngành điều cần tập trung thực hiện những giải pháp sau:
1- Mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm.
2- Những giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động - giảm giá thành sản phẩm, gồm các nội dung chủ yếu như:
Đầu tư công nghệ mới vào các khâu của quá trình sản xuất (từ nông nghiệp sản xuất nguyên liệu đến công nghiệp chế biến) nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu chế tạo ra những sản phẩm mới (từ cây) nhằm đảm bảo tốt khả năng sử dụng tổng hợp cây điều.
3- Xây dựng vùng nguyên liệu để ổn định việc cung cấp nguyên liêụ cho chế biến.
Quyết định 120/1999-QĐ-TTg ngày 07.5.1999 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển điều đến năm 2010 thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến việc phát triển ngành điều. Các địa phương và ngành điều đã có những triển khai thực hiện quyết định này.
Về tình hình thế giới, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được quốc hội hai nước phê chuẩn. Lộ trình gia nhập AFTA của Việt Nam đã đến rất gần. Tất cả mở ra cho ngành điều những cơ hội và thách thức.
Là một ngành sản xuất có nhiều lợi thế so sánh của nước ta, hy vọng rằng ngành điều sẽ phát huy được những lợi thế của mình để đứng vững và đi lên trong thời kỳ mới.
Sài Gòn Mùa Đông 2001