MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐIỀU 3.2.1 Một số giải pháp về thị trường và marketing xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 54 - 55)

I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐIỀU

3.2/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐIỀU 3.2.1 Một số giải pháp về thị trường và marketing xuất khẩu

3.2.1 Một số giải pháp về thị trường và marketing xuất khẩu

Thị trường là yếu tố sống còn của nền kinh tế hàng hóa. Một sản phẩm hàng hóa, thậm chí một ngành sản xuất muốn tồn tại vàphát triển luôn cần phải có thị trường. Cho nên phát triển các yếu tố thị trường là việc làm cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa.

Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành điều nước ta luôn luôn đi đối với việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Nhìn lại chặng đường đã qua, chỉ trong vòng 20 năm phát triển, từ điểm xuất phát thấp, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ ba thế giới về sản xuất và xuất khẩu điều. Làm được như vậy là vì bên cạnh việc xây dựng được thị trường nguyên liệu trong nước, Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu điều đến nhiều quốc gia và khu vực. Điều nhân Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia có tiêu thụ điều nhân trên thế giới.

Tuy nhiên, công tác thị trường điều vẫn còn những tồn tại. Ngành điều vẫn chưa có một chiến lược xuất khẩu, trong đó bao gồm chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng. Biểu hiện cụ thể là:

+ Sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu, chỉ có nhân sơ chế (nhân sống), và ngay cả nhân sơ chế cũng không thống nhất cách phân loại giữa các cơ sở chế biến.

+ Chưa có chính sách thị trường ở tầm vĩ mô. Chưa chú trọng thị trường chiến lược. Chưa hợp lực các đơn vị trong tìm kiếm thị trường mà vẫn mạnh ai nấy làm.

+ Thị trường nội địa còn bị bỏ ngỏ. Các cơ sở kinh doanh chưa đầu tư nghiên cứu sản phẩm phù hợp, bao bì hấp dẫn cho tiêu thụ nội địa.

Giá thành điều nhân xuất khẩu cao, lãi thấp. Nguyên nhân:

+ Hầu hết các cơ sở chế biến không có vùng nguyên liệu. Thị trường nguyên liệu trong nước cạnh tranh đẩy giá lên (xem 2.3 – Giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu).

+ Lãi suất cho dự trữ nguyên liệu cao làm tăng giá thành.

+ Việc nhập khẩu nguyên liệu chưa được tổ chức chặt chẽ nên rất khó cạnh tranh mua hàng với Aán Độ và Braxin – những nước có khách hàng và nhiều kinh nghiệm.

Những điểm yếu trên sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nhân điều nước ta. Để khắc phục tình trạng này, ngành điều cần thực hiện một số giải pháp về thị trường như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 54 - 55)