I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐIỀU
3.2.1.2 Phải luôn luôn hướng tới đa dạng hóa thị trường Không nên
Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu nhân điều của ta vào Trung Quốc còn cao (50%). Trung Quốc là thị trường không ổn định, nếu quá phụ thuộc vào thị trường này thì sẽ vấp phải khó khăn khi thị trường biến động. Hơn nữa Trung Quốc mua nhân điều của ta không phải để tiêu thụ trực tiếp mà để chế biến và tái xuất khẩu. Thị trường này tiêu thụ hàng chất lượng trung bình, việc thanh toán không theo tập quán thương mại quốc tế, đồng tiền thanh toán không phải là USD mà là tiền Việt Nam hoặc đồng Nhân dân tệ, cho nên xuất khẩu sang đây ta không thu được ngoại tệ mạnh, các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh điều xuất khẩu không có điều kiện để nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng hàng hoá.
Về lâu dài, ngành điều phải hướng tới những thị trường mục tiêu như Mỹ, Úc, Hà Lan, Canađa, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, … Đây là những nước tiêu thụ trực tiếp và có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Xuất khẩu vào những thị trường này ta sẽ thu được ngoại tệ mạnh, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh điều xuất khẩu có điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hóa và nghiệp vụ kinh doanh của mình.
Hiện nay nhân điều xuất khẩu của ta đã vào được những thị trường này nhưng tỷ lệ còn thấp. Ta cần phải có những chính sách ưu tiên, tạo sự hợp tác lâu dài, có chính sách giá cạnh tranh phù hợp, giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng cao, vệ sinh thực phẩm tốt. Làm sao để tạo được uy tín cho hàng hóa Việt Nam, từ đó mở rộng và nâng cao thị phần.
Thị trường các nước phát triển còn là nơi tiêu thụ những sản phẩm chế biến sâu. Ngành điều cần đầu tư nghiên cứu để chế tạo những sản phẩm cuối cùng, chất lượng cao để cung cấp cho thị trường này. Thêm nữa, dầu vỏ điều hầu như mới chỉ có thị trường các nước phát triển có nhu cầu, vì nó là nguyên liệu cho những ngành công nghiệp cao cấp (Aán độ đã xuất khẩu dầu vỏ điều sang Mỹ và Nhật). Đây cũng là thị trường mục tiêu cho dầu vỏ điều Việt Nam, vì hiện nay chúng ta có thể sản xuất được dầu vỏ điều nhưng chưa có thị trường tiêu thụ.
Nga và các nước Đông Âu là thị trường tiềm năng mà ta cần xúc tiến xâm nhập. Đây là thị trường rộng lớn, có một quá trình quan hệ kinh tế khá lâu dài với Việt Nam, là những quốc gia đã viện trợ kinh tế cho Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Kể từ năm 1990 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ này bị gián đoạn. Giờ đây khi tình hình chính trị đã ổn định, các quan hệ kinh tế cần được khôi phục. Ở những nước này người Việt sinh sống khá đông. Ngành điều cần đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường này. Trước mắt việc thanh toán còn gặp khó khăn thì có thể kết hợp xuất khẩu hàng với trả nợ của nhà nước.
Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc là những thị trường gần nước ta về địa lý, có phong tục tập quán gần giống ta, có quan hệ mua bán lâu đời với ta nên rất thuận lợi cho việc chào bán sản phẩm của ta. Đây là những thị trường gần nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Hàng năm lượng xuất khẩu điều của ta sang Đài Loan và Singapore không lớn nhưng ổn định. Lượng xuất khẩu sang Hồng Kông tương đối lớn. Thị trường Trung Quốc được đánh giá là không ổn định, nhiều rủi ro, không chính tắc, nhưng đó vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất điều nhân của ta. Thị trường này yêu cầu chất lượng trung bình nên phù hợp với khả năng cung cấp của ta, nhất là trong điều kiện hiện nay các cơ sở chế biến điều của ta chưa kịp chuyển đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến. Điều cần thiết là cố gắng hạn chế xuất khẩu theo kiểu đổi hàng hoặc thanh toán bằng đồng Việt Nam hay Nhân dân tệ mà chú ý tăng thu ngoại tệ mạnh.
Thị trường trong nước ta với 80 triệu dân là một thị trường lớn, hàng năm có nhu cầu nhập khẩu đủ loại thực phẩm và hàng tiêu dùng trị giá hàng trăm triệu USD. Thế nhưng ngành điều chưa chú ý khai thác thị trường này (Hàng năm lượng tiêu thụ nội địa điều nhân mới khoảng 5%, chủ yếu làloại bể vỡ, chất lượng kém không xuất khẩu được, hoặc xuất khẩu giá trị thấp hơn bán trong nước. Trong khi đó Ấn Độ dành 45 – 50% sản lượng điều cho tiêu thụ nội địa, cho nên ngay cả khi xuất khẩu gặp khó khăn thì sản xuất cũng không bị ảnh hưởng nhiều). Nhu cầu của thị trường nội địa là có thật. Ngành điều cần đầu tư công nghệ để sản xuất những mặt hàng phù hợp, đáp ứng nhu cầu này.
Hiện nay nhân điều rang muối nhập khẩu từ Trung Quốc đã có mặt ở nước ta. Tuy số lượng còn ít, chất lượng còn thấp nhưng bao bì đẹp. Đây là một điềm cảnh báo cho các nhàsản xuất điều nước ta trước nguy cơ mất thị trường , vì Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm mở rộng thị trường bằng chiến lược giá rẻ.