I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33
2.3.1.3 Hiệu quả từ việc áp dụng công nghệ chế biến phù hợp
Công nghệ chế biến điều xuất khẩu của Việt Nam có vai trò to lớn trong sự phát triển của ngành điều. Nhờ công nghệ chế biến mà giá trị kinh tế của nhân điều được tăng lên, thị trường nhân điều được mở rộng.
Công nghệ chế biến điều xuất khẩu của ta hiện nay tuy vẫn còn ở trình độ thủ công nửa cơ khí, nhưng nó có những ưu điểm như:
- So với công nghệ chế biến của các quốc gia trồng điều truyền thống, công nghệ chế biến điều của ta không thua kém. Các thông số kỹ thuật,các chỉ tiêu thu hồi sản phẩm đều tương đương nhau.
- Các thiết bị và máy móc của dây truyền công nghệ, ngành cơ khí trong nước hoàn toàn có khả năng tự thiết kế và lắp đặt, với giá thành thấp chỉ bằng 30% giá thiết bị nhập ngoại. Vì thế suất đầu tư cho ngành chế biến nhỏ, chóng thu hồi vốn, tiết kiệm được ngoại tệ.
- Với trình độ công nghệ thủ công nửa cơ khí, ngành công nghệ chế biến điều có thể tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ.
* Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn ở trình độ thấp, việc
áp dụng công nghệ chế biến như hiện nay là phù hợp. Nó cho phép chúng ta sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia vào việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, công ăn việc làm,…
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng khi kinh tế ngày càng phát triển, lợi thế về giá nhân công rẻ không còn nữa. Mặt khác, trình độ công nghệ chế biến không hiện đại, chất lượng sản phẩm sẽ không được cải tiến và đổi mới, nhiều sản phẩm khác từ cây điều không được khai thác và tận dụng, năng suất lao động của ngành không được nâng cao, giá thành sản phẩmchế biến không giảm được … Tất cả những yếu tố đó sẽ làm hạn chế việc mở rộng thị trường, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm điều.
Hướng phát triển lâu dài là phải luôn hoàn thiện công nghệ chế biến để tăng cường khả năng cạnh tranh, phấn đấu đến năm 2010 đưa ngành điều nước ta lên vị thế cao hơn trên thế giới.