Hiệu quả từ việc trồng điều để cải tạo môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 50 - 51)

I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33

1. Chi phí vật chất Cây giống

2.3.4 Hiệu quả từ việc trồng điều để cải tạo môi trường sinh thá

Điều là loại cây thân gỗ, lá to, tán rộng, độ che phủ lớn, có khả năng chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt …, có vòng đời 25 - 30 năm, nên có thể được trồng thành rừng nhằm cải tạo và giữ đất.

Đất trồng điều là đất đỏ vàng hoặc xám. Đặc điểm của những loại đất này là có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng đạm, lân, kali trong đất thấp, dễ thoát nước trong mùa mưa, nhưng thường gặp

hạn vào mùa khô. Những vùng đất đồi núi khô cằn, điạ hình dốc thoải cũng phù hợp cho việc trồng điều. Nói tóm lại, đất trồng điều thường là những vùng đất xấu, không thể trồng những cây công nghiệp khác, hoặc nếu có trồng thì cũng kém hiệu quả.

Miền Nam nước ta do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá và một phần cũng do sự khai thác bất hợp lý của con người, nhiều vùng đất đã trở nên hoang hóa. Đặc biệt là dải đất miền Trung (từ Quảng Bình trở vào đến Bình Thuận), diện tích đất hoang hóa còn khá lớn. Trên những vùng đất này chưa thấy có loại cây trồng nào có thể phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây điều.

Trước đây, khi cây điều chưa trở thành cây hàng hóa, nó chỉ được trồng phân tán trong vườn nhà. Ngoài tác dụng giữ đất, nó còn tạo bóng mát cho nơi ở của con người, nhất là ở những vùng cát khô nóng. Tác dụng cải tạo môi trường của cây điều đã có nhưng còn hạn chế.

Trong những năm gần đây, nhiều điạ phương đã biết kết hợp xây dựng vùng điều với việc thực hiện chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc. Cây điều đã được trồng ở những khu rừng phòng hộ, ở những vùng đất hoang hóa. Ngoài tác dụng cải tạo môi trường, cải tạo đất đai, hàng năm nó còn cho thu hoạch một lượng hạt điều thô nhất định, khoảng 200 - 300 kg trên 1 ha.

Tất nhiên khi cây điều được trồng theo kiểu quảng canh trên những vùng đất xấu đến trung bình, thiếu điều kiện chăm sóc thì không thể cho năng suất cao. Ở đây mục đích kinh tế chỉ là kết hợp, mục đích cải tạo môi trường mới là chủ yếu. Nhưng dù sao cây điều vẫn là cây trồng thành công nhất trong việc kết hợp giữa cải tạo môi trường và kinh tế trên những vùng đất hoang hóa, khô cằn,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 50 - 51)