SẢN XUẤT CÁC CÂY GHÉP, CHIẾT DÂM CÀNH CHO SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 61 - 66)

I Duyên Hải Nam Trung bộ 61.00 07 33

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐIỀU

SẢN XUẤT CÁC CÂY GHÉP, CHIẾT DÂM CÀNH CHO SẢN XUẤT

Mục tiêu phát triển ngành điều đến năm 2010 của Chính phủ là:

- “Giai đoạn 2000 – 2005: Tiến hành trồng mới ở Duyên Hải miền Trung và vùng thấp Tây Nguyên, diện tích 100.000 – 150.000 ha.

Từ sau năm 2000 các diện tích trồng mới đều được thực hiện theo phương pháp ghép.

- Giai đoạn 2006 – 2010: Trồng mới 210.000 ha bằng phương pháp ghép” (1). Mục tiêu đến năm 2010 là đưa diện tích trồng điều của cả nước lên 500.000 ha. Với diện tích điều hiện có là 250.000 ha, từ nay đến năm 2010 cả nước phải trồng mới 250.000 ha.

Để đáp ứng yêu cầu cấp bách của sản xuất hiện nay thì việc nghiên cứu chọn giống không thể máy móc áp dụng tuần tự các bước theo sơ đồ chọn giống truyền thống mà phải bỏ qua một số bước. Việc làm này tuy có nhiều rủi ro nhưng dù sao vẫn có lợi hơn nhiều so với việc tiếp tục nhân giống bằng hạt như hiện nay.

Với tổng diện tích 250.000 ha, quần thể điều hiện có khoảng 250.000 ha x 123 cây/ha = 30.750.000 cây. Giả sử tỷ lệ cây đạt đồng thời cả 3 chỉ tiêu trên chỉ chiếm khoảng 0,5% thì số cây đầu dòng có thể chọn lọc được là 0,5% x 30.750.000 cây = 153.750 cây. Nếu giới hạn chỉ cần điều tra bình quân trên 10% diện tích điều hiện có thì số cây đầu dòng có thể chọn lọc được cũng khoảng 15.000 cây. Từ số cây đầu dòng này nếu sử dụng để nhân giống ngay tại chỗ để cung cấp cho sản xuất với lượng chồi trung bình một năm là 200 chồi/cây (với cây từ 8 năm tuổi trở lên) thì hàng năm có thể cung cấp được 15.000 cây x 200 chồi/cây = 3.000.000 chồi. Với tỷ lệ ghép thành công trung bình hiện nay khoảng 35% thì số cây ghép được hàng năm là 3.000.000 x 35% = 1.050.000 cây, đủ trồng mới khoảng 7.000 ha (150 cây/ha với khoảng cách 9m x 9m, kể cả cây dự phòng) mỗi năm.

Để thực hiện mục tiêu trồng mới 210.000 ha điều bằng phương pháp ghép giai đoạn 2006 – 2010 thì mỗi năm phải trồng trung bình 21.000 ha, tức là cần tới 3.150.000 cây ghép mỗi năm. [Để sản xuất được số lượng cây ghép này thì phải trồng từ 1.000 đến 2.000 ha vườn nhân chồi với mật độ trồng 1.100 cây/ha ( 3 x 3m) và phải sau 4 năm trồng mỗi cây mới cho tối đa 50 – 100 chối/cây 1 năm. Như vậy mục tiêu trồng 210.000 ha điều bằng cây ghép vào năm 2010 là khó có thể thực hiện được]. Đấy là chưa kể số cây giống cần thiết cho việc trồng thay thế những vườn điều cũ bị thoái hóa.

(1) Trích “Báo cáo phát triển điều đến năm 2010” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.(Phụ lục 2)

Với khối lượng công việc lớn như vậy, không thể tập trung vào trong một vài đơn vị nghiên cứu và sản xuất giống, mà cần thực hiện những giải pháp sau:

1. Nhà nước cần đầu tư vốn cho các cơ quan nghiên cứu khoa học để đẩy mạnh nghiên cứu, tìm ra phương pháp chọn và lai tạo giống phù hợp nhất, chọn ra những giống có năng suất cao để dần nhân ra diện rộng.

2. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nhất là việc phổ biến khoa học đến tận nơi người nông dân, trợ vốn để cho họ tự tiến hành bình tuyển và nhân giống.

3. Ở các tỉnh trong vùng trồng điều giao cho các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, theo dõi công tác tuyển giống cây điều.

4. Thành lập những trại giống ở từng khu vực điều tập trung nhằm sản xuất giống với quy mô lớn để dần đáp ứng phần lớn về giống cây trồng cho người trồng điều ở mỗi khu vực.

5. Ở những vùng trồng điều tập trung nên xây dựng những điểm trình diễn để phổ biến kỹ thuật sản xuất giống đến người nông dân, giúp họ dễ tiếp thu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Song song với những giải pháp trên, cần có kế hoạch nhập nội các dòng điều tốt, có năng suất cao từ nước ngoài vể trồng thử nghiệm.

Việc tuyển chọn giống điều để cho năng suất cao tuy mới được đề cập mấy năm gần đây nhưng đã có những chuyển động đáng mừng. Đầu các năm 1998, 1999 và 2000 , Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung bộ đã tiến hành tuyển chọn các dòng điều triển vọng ở Bình Định, Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. Kết quả cho thấy nhiều dòng điều có năng suất cá thể rất cao. Cụ thể là các dòng điều bình tuyển ở Bình Định, dòng số 15 năng suất đạt tới trên 5 tấn/ha, dòng số 10 và số 13 năng suất trên 4 tấn/ha. Đặc biệt là dòng Q 533 (được bình tuyển năm 1999) có thể đạt năng suất cá thể trên 6 tấn/ha. Để đạt được năng suất quần thể cao, ta phải tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm để đưa ra được lý thuyết chọn giống hữu hiệu (Phụ lục 10A &10B).

3.2.2.2 Thâm canh

Từ lâu, trong nhân dân đã tồn tại một quan niệm điều là một loại cây không cần chăm sóc, từ đó dẫn đến một tập quán canh tác lạc hậu, ảnh hưởng đến năng suất của cây điều. Có thể nói hầu hết diện tích vườn điều hiện có được trồng theo lối quảng canh, cho nên ngay cả những vườn điều trồng trên vùng đất tốt, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cũng chỉ cho năng suất cao vài ba năm đầu, sau đó năng suất giảm dần.

Để khắc phục tình trạng đó, cần thực hiện giải pháp tích cực, thay đổi tập quán canh tác, thực hiện thâm canh trên những diện tích trồng điều.

- Đối với những diện tích trồng mới, biện pháp thâm canh là sử dụng những loại giống tốt, đã qua tuyển chọn kỹ càng, trồng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật. Kể từ khi chọn giống cho đến khi lập vườn và cả đến khi cây trưởng thành phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, bón phân, tưới nước phun thuốc trừ sâu đầy đủ theo từng thời kỳ phát triển của cây.

- Đối với những vườn điều hiện có, biện pháp thâm canh là tiến hành tu bổ, cải tạo vườn trồng bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu. Hàng năm sau vụ thu hoạch cần làm cỏ vườn trồng, tỉa bỏ những cây phát triển kém, đảm bảo khoảng cách cây trồng 9m x 9m để cho cây có đủ không gian, ánh sáng, … phát triển.

Những biện pháp thâm canh đối với cây điều:

- Tưới, tiêu nước: Tuy là loại cây chịu hạn, nhưng đối với những cây non vẫn phải thường xuyên tưới nước. Đối với những cây trưởng thành, nếu tưới nước theo định kỳ nửa tháng 1 lần 200 lít nước/gốc trong 3 tháng năng suất vườn cây đã tăng 20%. Vì vậy ở những vùng có điều kiện, nên bổ sung nước thường xuyên cho cây, nhất là vào mùa khô.

Tuy cần nước nhưng cây cũng rất dị ứng với sự úng lụt. Cho nên về mùa mưa vườn trồng điều phải thoát nước tốt.

Tóm lại cây điều cần đủ nước để phát triển nhưng không chịu úng. Cho nên trong thâm canh cần chú ý đến đặc điểm này để xử lý cho phù hợp đặc điểm sinh lý trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

- Bón phân: Bón phân là biện pháp bổ sung các chất dinh dưỡng, tạo cho cây phát triển tốt. Tùy từng loại đất trồng, tùy theo từng tuổi cây, tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng hay trổ bông kết trái, cây đòi hỏi số lượng và chất lượng phân bón khác nhau. Nếu bón phân đúng lúc, đúng cách, đủ lượng cây sẽ cho năng suất cao.

Các loại phân bón thường dùng gồm có: Phân đạm, phân Urê, Kali, Phốt pho, … Ở nhiều nơi, nông dân còn dùng phân chuồng bón lót trước khi trồng, hoặc đào hố quanh gốc để bón cho các cây đã trưởng thành.

• Công thức phân bón tối thiểu cho mỗi cây/năm: + N : 500 Gram.

+ K2O : 120 Gram. + P2O5 : 120 Gram.

Trường hợp 1 kg Urê hay 2,5 kg SA; 0,6 kg Super lân; 0,2 kg Kcl, lượng phân trên được chia đều trong 2 lần bón.

+ Lần thứ nhất : Vào đầu mùa mưa. + Lần thứ hai : Vào sau mùa mưa.

Là lúc đất có độ ẩm thích hợp nhất.

- Làm cỏ: Làm cỏ là dọn sạch cỏ dại trong vườn cây, giữ cho màu đất không bị cỏ dại ăn hết, cho sâu hại không có điều kiện phát triển và cây trồng có đủ ánh sáng để quang hợp. Mỗi năm nên làm cỏ 2 lần cho vườn cây.

+ Lần thứ nhất: Trước khi mưa và trước khi bón phân đợt thứ nhất, sau khi thu hoạch ( tháng 5,6).

+ Lần thứ hai : Sau khi hết mưa và trước đợt bón phân đợt 2 (tháng 11, 12). - Tỉa cành: Tỉa cành cũng là một biện pháp làm vệ sinh cho cây. Sau mỗi vụ thu hoạch, cùng với việc làm cỏ nên tỉa cành dọn dẹp vườn cây, một mặt để loại bỏ những cành già cỗi, sâu bệnh, tạo cho cây có đủ ánh sáng quang hợp, một mặt tỉa cành sẽ kích thích cho cây ra nhiều cành nhánh mới, mà những cành này sẽ cho chùm bông trong mùa tới.

- Phủ đất, phủ gốc, san bậc thang để chống sói mòn: Để thu hẹp mặt đất trống trải, ngăn cỏ dại phát triển và hạn chế bốc hơi nước trong mùa khô, nâng cao độ phì của đất, ngăn bớt sự xói mòn trong mùa mưa… người ta dùng chất hữu cơ (những loại cây xanh dễ phân hủy) để phủ đất

Người ta còn trồng những cây họ đậu, với bộ rễ có khả năng tích tụ chất đạm, làm tăng độ phì của đất. Cuối vụ mưa những cây này được cắt bỏ, dùng phủ đất, làm phân xanh.

Với những vườn điều có độ dốc lớn, trống trải, người ta phải tạo bậc thang để tránh cho đất bị xói mòn.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây điều khi trồng phân tán quanh vườn nhà thì ít khi bị sâu bệnh, nhưng khi đã trồng thành những quần thể vài chục hoặc vài trăm hecta, khả năng bị nhiễm sâu bệnh là rất lớn. Sâu bệnh ở cây điều có rất nhiều loại, sức tàn phá mạnh mẽ. Điều là cây trồng lâu năm, cho nên một khi đã bị sâu bệnh phá hoại, nó không những ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trong năm đó, mà nhiều khi còn để ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng vườn điều những năm sau này. Vì vậy việc luôn kiểm tra và có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng là việc làm hết sức cần thiết.

Những biện pháp chủ yếu để phòng trừ sâu bệnh là:

+ Hàng năm làm vệ sinh vườn trồng để phòng ngừa sâu bệnh. + Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh.

+ Khi có sâu bệnh phát sinh, cần có biện pháp khoanh vùng để diệt trừ kịp thời bằng cách phun thuốc, bằng cách loại bỏ các cây bị bệnh, tránh để lan tràn thành dịch.

Tất nhiên với mỗi loại sâu, mỗi loại bệnh khác nhau thì có những loại thuốc và phương pháp phòng trừ khác nhau. Vấn đề là phải dùng những phương

trong bảo vệ cây trồng, tiết kiệm chi phí, vừa để tránh lạm dụng thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thâm canh cây điều là phương pháp canh tác dựa chủ yếu vào việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất và lao động trên mỗi đơn vị diện tích trồng điều, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm đạt năng suất cao hơn để tăng sản lượng cây trồng. Vì vậy nó là giải pháp tích cực để ngành nông nghiệp trồng điều của nước ta phát triển ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)