Năng lực chế biến và quy mô sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤ T XUẤT KHẨU VÀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ĐIỀU Ở NƯỚC TA

2.2.2.1 Năng lực chế biến và quy mô sản xuất

Từ năm 1987 trở về trước, nước ta chưa có cơ sở chế biến hạt điều. Thời kỳ này sản lượng hạt điều còn thấp (trên dưới 1500 tấn/năm) và chủ yếu được xuất khẩu hết dưới dạng thô.

Từ năm 1988 đến nay, ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm điều ở nước ta đã phát triển không ngừng.

Nếu như năm 1988, cả nước mới chỉ có 3 xưởng chế biến hạt điều lấy nhân với tổng công suất 1000 tấn nguyên liệu 1 năm, được trang bị máy móc đơn giản, thao tác thủ công là chủ yếu, thì đến năm 1998 trong cả nước đã có tổng số 60 nhà máy chế biến hạt điều với tổng công suất 220.000 tấn nguyên liệu 1 năm. Đa số các nhà máy xí nghiệp được nâng cấp, trang bị máy móc thiết bị cải tiến, giảm nhẹ sức lao động của công nhân, một số công đoạn của quá trình sản xuất được trang bị máy móc bán tự động. Như vậy là sau 10 năm phát triển số lượng nhà máy chế biến đã tăng gấp 30 lần với tổng công suất chế biến tăng gấp 220 lần. (Xem Bảng 4)

Bảng 4: SỐ LƯỢNG CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐIỀU QUA CÁC NĂM

Năm Số cơ sở chế biến Tổng công suất (tấn/năm)

1988 3 1.000 1989 7 13.000 1990 19 17.000 1994 30 75.000 1995 40 100.000 1996 52 120.000 – 150.000 1998 60 220.000 2000 48 130.000

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) Những nhà máy, xí nghiệp chế biến hạt điều được phân bổ hầu hết ở các tỉnh có cây điều phát triển. Tập trung nhất là ở các tỉnh miền Đông Nam bộ với 40 nhà máy, số còn lại nằm rải rác ở các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam bộ. (Xem Bảng 5).

Bảng 5: CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU HIỆN NAY

Stt Tỉnh Diện tích vùng nguyên liệu (ha) Số nhà máy Tổng công suất các nhà máy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu điều ở nước ta (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)