Mô hình quản trị
Hình 3.1 Sơ đồ mô hình quản trị của Công ty
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CÁC XÍ NGHIỆP PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG KĨ THUẬT XDCB PHÒNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP AN BÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI
XÍ NGHIỆP MỸ THỚI XÍ NGHIỆP NÔNG SẢN XÍ NGHIỆP BAO BÌ XÍ NGHIỆP BÌNH MINH XÍ NGHIỆP TÂN THẠNH XÍ NGHIỆP TAM BÌNH XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC NHÀ MÁY DOMYFEED
15
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty, có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
Đại hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc: là người quản lý và điều hành các công việc hàng ngày của Công ty, đại diện cho quyền và nghĩa vụ của Công ty trước HĐQT và pháp luật.
Phòng kế toán: tổ chức quản lý và sử dụng tiền vốn một cách hợp lý và tiết kiệm nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Công ty. Điều hành các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ kế toán.
Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức bộ máy, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời quản lý nhân sự, thực hiện công tác quản trị hành chính, phục vụ cho việc điều hành hoạt động của các bộ phận trong công ty.
Phòng kế hoạch chiến lược: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chiến lược và các biện pháp khả thi nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu thị trường, phát triển các sản phẩm mới.
Phòng kĩ thuật xây dựng cơ bản: thực hiện nhiệm vụ quản lí và giám sát hệ thống máy móc ở các xí nghiệp, nghiên cứu và cải tiến máy móc nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Phòng xuất nhập khẩu: Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa cho công ty ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, trực tiếp giao dịch với khách hàng trong khu vực, đầu mối giao nhận hàng hóa xuất khẩu, tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các đối tác.
Hệ thống các xí nghiệp: Cung cấp gạo cho Công ty. Thu mua lúa, gạo và chế biến, bảo quản gạo.
Các công ty góp vốn liên kết hoặc mua cổ phần
Công ty TNHH Lương thực Kiên Nông nắm giữ 60% tỷ lệ sở hữu.
Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn - Vĩnh Long nắm giữ 26,25% tỷ lệ sở hữu.
16
Công ty cổ phần Nông Nghiệp Tam Nông nắm giữ 1 % tỷ lệ sở hữu Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Ninh chữ nắm giữ 5,72% tỷ lệ sở hữu. Nhà máy bia Sài Gòn - Vĩnh Long nắm giữ 1% tỷ lệ sở hữu.
Tình hình nhân sự
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động từ năm 2011 đến năm 2013 của Công ty
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Phân loại theo trình độ học vấn Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Đại học 77 29,8 79 31,2 95 25,5 Cao đẳng 9 3,5 15 5,9 19 5,1 Trung cấp 45 17,4 61 24,1 81 21,7 Lao động phổ thông 127 48,3 98 38,7 177 47,5 Tổng 258 100,0 253 100,0 372 100,0
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013
Cơ cấu lao động của công ty thay đổi qua các năm. Số người lao động có trình độ đại học có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2013 là 95 người chiếm tỷ lệ 25,5 %, tăng 18 người so với năm 2011, đây là những cán bộ quản lí và phục vụ tại văn phòng. Tuy nhiên, lao động trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm lại tỷ lệ thấp hơn so với trình độ đại học. Tính đến năm 2013 thì lao động có trình độ cao đẳng chiếm 5,1% và trung cấp chiếm 21,7 %, nguyên nhân là do Công ty ngày càng chú trọng lao động trình độ chuyên môn cao để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ. Bên cạnh đó, lao động phổ thông tăng giảm không ổn định, các lao động này chủ yếu làm việc ở các xí nghiệp, mà máy nên không có tính ổn định. Số lao động phổ thông năm 2013 là 177 người, chiếm 47,5% và tăng 79 người so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty mua lại nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Domyfeed và hoạt động vào năm 2013 nên cần thêm lao động phổ thông để phục vụ sản xuất.