Phân tích tình hình xuất khẩu gạo sang Châu Phi của Công ty

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 56 - 63)

Nhìn chung sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty qua thị trường Châu Phi tăng giảm qua các năm. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu sang Châu Phi đạt 38.660 tấn, năm 2012 đạt 12.285 tấn, giảm 68,22% tương đương 26.375 tấn so

46

với năm 2011. Năm 2013, sản lượng xuất khẩu đạt 19.495 tấn, tăng 58,69% tương đương 7.210 tấn so với năm 2012.

Bảng 4.21: Sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty qua các thị trường giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Tấn Châu lục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Châu Á 100.010 76.931 44.451 (23.079) (23,08) (32.480) (42,22) Châu Phi 38.660 12.285 19.495 (26.375) (68,22) 7.210 58,69 Tổng 138.670 89.216 63.946 (49.454) (91,30) (25.270) 16,47

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu,2014

Nguyên nhân năm 2012 sản lượng xuất khẩu giảm mạnh là do nhu cầu của Châu Phi giảm mạnh trong năm này, số lượng hợp đồng có khối lượng xuất khẩu ít và chủ yếu chịu sự cạnh tranh của Ấn Độ với số lượng gạo xuất khẩu lớn và cạnh tranh. Năm 2013, xuất khẩu sang thị trường này tăng trở lại là do Công ty làm tốt công tác duy trì khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới và hầu như các khách hàng cũ ở năm 2011 đã quay lại nhập khẩu gạo của Công ty, đồng thời có thêm được hợp đồng của các khách hàng mới.

Bảng 4.22: Sản lượng xuất khẩu gạo qua các thị trường của Công ty 6 tháng năm 2014 ĐVT: Tấn Châu lục 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch Tuyệt đối % Châu Á 20.634 18.905 (1.729) (8,38) Châu Phi 8.795 3.611 (5.184) (58.95) Châu Âu - 350 - - Tổng 29.429 21.580 (8.199) (67,33)

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, 2014

Trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng xuất khẩu của Công ty sang Châu Phi giảm mạnh với sản lượng chỉ đạt 3.611 và giảm 58,95% tương đương 5.184 tấn so với cùng kì. Nguyên nhân là do số lượng hợp đồng sang thị trường này còn hạn chế và sự cạnh tranh của Ấn Độ với lượng tồn kho lớn, gạo giá rẻ của Thái Lan với tình hình chính phủ nước này đã hoàn thành chương trình thu mua lúa gạo làm cho lượng xuất khẩu tăng đột biến. Bên cạnh đó, theo kinh

47

nghiệm của Công ty thì các nước Châu Phi sẽ nhập khẩu mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy trong 6 tháng đầu năm, nhu cầu của thị trường này còn thấp.

Bảng 4.23: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường giai đoạn 2011-2013

ĐVT: USD

Châu

lục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Châu Á 41.624.063 33.249.366 17.430.892 (8.374.697) (20,12) (15.818.474) (47,58)

Châu

Phi 19.782.900 6.079.563 7.536.785 (13.703.337) (69,27) 1.457.222 23,97

Tổng 61.406.963 39.328.929 24.967.677 (22.078.034) (89,39) (14.361.252) (23,61)

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Châu Phi không ổn định. Năm 2011 có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 19.782.900 USD vì trong năm này có sản lượng xuất khẩu cao nhất. Năm 2012 kim ngạch giảm xuống ở mức 6.079.563 USD giảm 69,27% so tương đương 13.703.337 USD so với năm 2011. Nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh cộng với sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ làm cho giá xuất khẩu không cao. Năm 2013, kim ngạch đạt 7.536.785 USD tăng 23,97% tương đương 1.457.222 USD so với cùng kì. Nguyên nhân là do Công ty đã có nhiều hợp đồng trong năm này nhờ vào tăng cường củng cố mối quan hệ với các khách hàng cũ và tìm khách hàng mới. Vì vậy sản lượng xuất khẩu tăng dẫn đến kim ngạch tăng. Tuy nhiên so với năm 2011 thì kim ngạch vẫn giảm do bị cạnh tranh về giá với Ấn Độ, Pakistan bởi hai nước này có vị trí địa lý thuận lợi hơn nên giá cước tàu cạnh rẻ hơn với chênh lệch giá cước từ 20-45 USD/tấn tùy khu vực đến.

48

Bảng 4.24 Đơn giá bình quân xuất khẩu sang thị trường Châu Á và Châu Phi của Công ty giai đoạn năm 2011-2013

ĐVT: USD/tấn Đơn giá bình quân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Châu Á 432 426 421 (6) (1,39) (5) (1,17) Châu Phi 506 499 410 (7) (1,38) (89) (17,84) Cả công ty 443 441 417 (20 (0,45) (24) (5,44)

Nguồn: Báo cáo phòng xuất nhập khẩu của Công ty 2011, 2012, 2013

Về đơn giá bình quân xuất khẩu, nhìn chung có sự biến động qua các năm và theo từng thị trường và có xu hướng giảm. Trong năm 2012, đơn giá bình quân xuất sang thị trường Châu Phi là 499 USD/tấn giảm 1,38% tương đương 7 USD/tấn so với năm 2011 và cao hơn so với thị trường Châu Á. Nguyên nhân giảm là Công ty chịu sự cạnh tranh giá với Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan. Đơn giá bình quân cao hơn so với thị trường Châu Á là do Công ty kí được hợp đồng với giá cao. Trong năm 2013, đơn giá bình quân của Châu Phi là 410 USD/tấn giảm 17,84% tương đương 89 USD/tấn so với cùng kì và thấp hơn so với thị trường Châu Á. Nguyên nhân là do trong năm Công ty tiếp tục chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước xuất khẩu lớn và kí hợp đồng với giá thấp.

Bảng 4.25 Đơn giá bình quân xuất khẩu sang thị trường Châu Á và Châu Phi của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: USD/tấn Đơn giá bình quân 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch Tuyệt đối % Châu Á 414 481 67 16,18 Châu Phi 429 532 103 24,01 Cả công ty 421 489 68 16,15

Nguồn: Báo cáo phòng xuất nhập khẩu của Công ty 6 tháng 2014

Trong 6 tháng đầu năm 2014, đơn giá bình quân xuất khẩu của thị trường Châu Phi là 532 USD/tấn tăng 24,01% tương đương 103 USD/tấn và cao hơn so với thị trường Châu Á. Nguyên nhân tăng là do trong giai đoạn này, Công

49

ty kí được hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Gabon và Ghana với sản lượng lớn và đơn giá cao.

Bảng 4.26: Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường của Công ty 6 tháng năm 2014 ĐVT: USD Châu lục 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch Tuyệt đối % Châu Á 9.263.925 7.336.278 (1.927.647) (20,81) Châu Phi 3.697.360 1.858.632 (1.838.728) (49,73) Châu Âu - 152.250 - - Tổng 12.961.285 9.347.160 (3.766.375) (70,54)

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi nhìn chung giảm so với cùng kì. Kim ngạch đạt 1.858.632 USD, giảm 49,73% tương đương 1.838.728 USD. Nguyên nhân giảm là do đầu năm nay sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm so với cùng kì năm ngoái. Các nước Châu Phi thường đặt hàng vào vụ hè thu nên sản lượng đầu năm chưa cao. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của gạo giá rẻ Thái Lan và Ấn Độ làm cho giá gạo xuống thấp dẫn đến kim ngạch không cao.

Bảng 4.27: Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường Châu Phi của Công ty giai đoạn 2011-2013

ĐVT: tấn

Quốc gia Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ghana 12.500 4.000 1.000 (8.500) (68,00) (3.000) (75,00) Algieria 7.260 4.285 500 (2.975) (40,98) (3.785) (88,33) Tazania 6.400 2.100 125 (4.300) (67,19 (1.975) (94,05) Togo 5.700 100 1.000 (5.600) (98,25) 900 900,00 Angola 4.500 1.800 5.070 (2.700) (60,00) 3.270 181,67 Mozambique 2.300 - 2.150 - - - - Guinee - - 100 - - - - Bờ Biển Ngà - - 9.550 - - - - Tổng 38.660 12.285 19.495 (26.375) (68,22) 7.210 58,69

50

Một số thị trường thường xuyên nhập khẩu gạo của Công ty đó là Angola, Ghana, Togo, Algeria. Trong các năm vừa qua có thể nhận thấy rằng số lượng xuất khẩu sang các nước Châu Phi có sự chênh lệch giữa các năm. Năm 2011, Ghana là nước nhập khẩu với số lượng lớn nhất là 12.500 tấn, năm 2012 là 4.000 tấn giảm 68% tương đương 8.500 tấn, năm 2013 nước này nhập khẩu 1.000 tấn giảm 75% tương đương 3.000 tấn. Trong năm 2012, Algieri là nước có sản lượng nhập khẩu gạo cao nhất với 4.285 nghìn tấn, tuy nhiên so với năm 2011 thị trường này giảm 40,98% tương đương 2.975 tấn, năm 2013 sản lượng đạt 500 tấn, giảm 88,33% tương đương 3.785 tấn. Nguyên nhân giảm qua các năm ở thị trường Ghana và Algieria là do chịu sự cạnh tranh về giá xuất khẩu với các nước Ấn Độ, Pakistan. Ngoài ra Công ty còn chịu sự cạnh tranh với các đối thủ trong nước vì Ghana và Algieria là một thị trường có nhu cầu cao về gạo nên là mục tiêu cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Năm 2013, Bờ Biển Ngà là nước nhập khẩu gạo lớn nhất với 9.550 tấn, đây là thị trường mới của Công ty trong 3 năm trở lại và là thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất Châu Phi. Có thể thấy việc tìm kiếm thị trường có tiềm năng như Bờ Biển Ngà đã góp phần làm tăng sản lượng xuất khẩu của Công ty.

Số lượng xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực này không thường xuyên qua các năm. Chẳng hạn như Tazania và Algeria là hai nước có sản lượng nhập khẩu cao vào năm 2011 và 2012 nhưng trong năm 2013 hai nước nhập khẩu với sản lượng khá thấp. Trong năm 2013 thì sản lượng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Châu Phi lại tăng vọt. Hầu như các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn vói công ty đã có đơn đặt hàng trong năm 2013 như các nước Angola, Mozambique, Ghana, Togo, Algeria. Nguyên nhân là do các hợp đồng đến từ các nước khách hàng thân thiết và do quốc gia Bờ Biển Ngà đặt hàng với số lượng lớn nên thị trọng xuất khẩu sang nước này tăng. Cũng trong năm này nhờ mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới mà Công ty đã có thêm các khách hàng mới là Guinee và Bờ Biển Ngà.

Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2011 Ghana là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Công ty ở thị trường Châu Phi với 6.562.500 USD. Năm 2012, kim ngạch vẫn đứng ở mức cao nhất với 2.466.350 USD, giảm 62,42% tương đương 4.096.150 USD so với năm 2011. Nguyên nhân là do sản lượng giảm dẫn đến kim ngạch giảm. Tuy nhiên so với Algieria tuy có sản lượng xuất khẩu cao hơn Ghana nhưng kim ngạch thu về lại thấp hơn chỉ đạt 1.841.0000 USD, nguyên nhân do giá xuất khẩu sang Ghana cao hơn giá xuất khẩu ở thị trường Algieria dẫn đến kim ngạch cao hơn.

51

Bảng 4.28: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu ở Châu Phi của Công ty giai đoạn 2011-2013

ĐVT: % Quốc gia Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ghana 32,33 32,56 5,13 Algieria 18,78 34,88 2,56 Tazania 16,55 17,09 0,64 Togo 14,74 0,81 5,13 Angola 11,64 14,65 26,01 Mozambique 5,95 - 11,03 Guinee - - 0,51 Bờ Biển Ngà - - 48,99 Tổng 100 100 100

Nguồn: Báo cáo phòng xuất nhập khẩu của Công ty 2011, 2012, 2013

Các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu lớn của Công ty trong năm 2011 là Ghana với tỷ trọng cao nhất 32,33%, Algieria 18,78%, Tazania 16,55%, Mozambique có tỷ trọng thấp nhất với 5,95%. Trong năm 2012, Algieria giữ tỷ trọng cao nhất với 34,88%, Ghana 32,56% và Taxzania 17,09%, Togo có tỷ trọng thấp nhất với 0,81%. Trong năm 2013, Bờ Biển Ngà chiếm tỷ trọng cao nhất với 48,99% và là thị trường mới của Công ty, Angola chiếm 26,01% và Guinee có tỷ trọng thấp nhất với 0,51%.

Bảng 4.29: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Châu Phi của Công ty giai đoạn 2011-2013

ĐVT: USD

Quốc gia Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Angola 2.385.000 830.000 2.058.810 (1.555.000) (65,20) 1.228.810 148,05 Guinee - 49.500 - - - - Mozambique 1.173.000 - 880.550 - - - - Bờ Biển Ngà - - 3.395.875 - - - - Ghana 6.562.500 2.466.350 533.800 (4.096.150) (62,42) (1.932.550) (78,36) Togo 2.821.500 48.463 370.000 (2.773.037) (98,28) 321.537 663,47 Tazania 3.072.000 893.750 63.750 (2.178.250) (70,91) (830.000) (92,87) Algieria 3.768.900 1.841.000 184.500 (1.927.900) (51,15) (1.656.500) (89,98) Tổng 19.782.900 6.079.563 7.536.785 (13.703.337) (69,27) 1.457.222 23,97

52

Năm 2013, Bờ Biển Ngà là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đối với Công ty với 3.395.875 USD, đây là thị trường mới nhưng lại có sản lượng xuất khẩu lớn dẫn đến kim ngạch thu về cao nhất trong năm 2013 ở Châu Phi. Trong 6 tháng năm 2014, số lượng hợp đồng sang các thị trường Châu Phi còn hạn chế. Chỉ có 2 thị trường nhập khẩu gạo của công ty là Ghana và Gabon. Nguyên nhân là do các thị trường còn lại thường đặt hàng vào cuối năm cho vụ mùa hè thu. Công ty đã tìm kiếm được khách hàng mới đến từ khu vực Châu Phi đó là quốc gia Gabon với số lượng trên 1000 tấn. Trong 6 tháng năm 2014, Ghana nhập khẩu 2.325 tấn tăng 132,5% tương đương 1.325 tấn. Về kim ngạch đạt 1.171.400 USD tăng 119,45% tương đương 637.600 USD so với cùng kì 2013. Nguyên nhân tăng là do Ghana là khách hàng thường xuyên và thân thiết của công ty và đều có nhu cầu khá cao qua các năm. Tính đến tháng 6 thì quốc gia này đã có số lượng đặt hàng trên 2000 tấn và có triển vọng sẽ đặt hàng thêm nữa vào cuối năm.

Trong năm 2014 này, Công ty lại tiếp tục phải chịu sự cạnh tranh xuất khẩu gạo từ thị trường lớn Ấn Độ, Ấn Độ vừa có lợi hơn nước ta về vị trí địa lí gần Châu Phi do đó giảm được chi phí trung gian và vận chuyển làm giá gạo thấp. Đặc biệt đối với thị trường Thái Lan, việc kết thúc giai đoạn thu mua lúa gạo của chính phủ Thái Lan đã làm cho giá gạo nước này giảm đáng kể. Do đó, Thái Lan sẽ là đối thủ cạnh tranh gay gắt với các nước ta về xuất khẩu gạo khi họ muốn giành lại ngôi vị dẫn đầu trong năm nay. Nhìn chung lại tình hình xuất khẩu gạo của cả nước nói chung và của công ty nói riêng đang gặp nhiều sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn. Đối với thị trường Châu Phi nhiều tiềm năng về tiêu thụ gạo cấp thấp thì việc công ty nào có giá cạnh tranh hơn sẽ được nhiều hợp đồng về xuất khẩu gạo. Do đó, việc xuất khẩu sang thị trường này đặt ra nhiều thách thức cho Công ty khi chịu sự cạnh tranh trong tìm kiếm thị trường mới và giữ lại các thị trường cũ.

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)