Tình hình xuất khẩu gạo của công ty

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 51 - 56)

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu gạo của Công ty có sự thay đổi qua các năm và có xu hướng giảm. Xuất khẩu gạo ở năm 2011 đạt mức cao nhất với 138.670 tấn. Tổng lượng xuất khẩu năm 2012 đạt 89.261 tấn, giảm 35,66% tương đương 49 nghìn tấn và kim ngạch đạt 39.328 nghìn USD giảm 35,96% tương đương 22.078 nghìn USD so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, Công ty chỉ có 27 hợp đồng thương mại xuất khẩu với sản lượng 70.365 tấn, còn lại là xuất theo hợp đồng của Chính phủ, nhưng trong năm này công ty kinh doanh gạo nội địa đạt mức cao nhất. Do sản lượng xuất khẩu

41

giảm dẫn đến kim ngạch giảm so với năm 2011, hơn nữa giá xuất khẩu bình quân trong năm là 441 USD/tấn giảm 0,45% tương 2 USD/tấn cũng là nguyên nhân dẫn đến kim ngạch chung giảm so với cung kì.

Bảng 4.15: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản lượng(Tấn) 138.670 89.216 63.946 (49.454) (35,66) (25.270) (28,32) Kim ngạch (USD) 61.406.963 39.328.929 24.967.677 (22.078.034) (35,95) (14.361.252) (36,52) Đơn giá bình quân (USD/tấn) 443 441 417 (2) (0,45) (24) (5,44)

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011-2013, Phòng xuất nhập khẩu

Năm 2013, sản lượng xuất khẩu đạt 63.946 tấn, giảm 28,32% tương đương 25 nghìn tấn so với năm 2012. Về kim ngạch xuất khẩu đạt 24.328.677 USD, giảm 36,52% tương đương 14 triệu USD so với cùng kì. Nguyên nhân là do trong năm này xuất khẩu gạo chịu sự cạnh tranh của Ấn Độ ở các thị trường Châu Phi, còn ở thị trường Châu Á truyền thống như Philippines, Indonesia và Malaysia giảm nhu cầu nhập khẩu, thực hiện chính sách tự túc lương thực nên dẫn đến sản lượng xuất khẩu giảm. Tuy số lượng hợp đồng thương mại năm 2013 là 33 tăng 6 hợp đồng so với năm 2012 nhưng sản lượng lại giảm so với năm 2012, về giá xuất khẩu bình quân là 417 USD/tấn giảm 5,44% tương đương 24 USD/tấn so với năm 2012. Đây là lí do làm cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2013 giảm so với cùng kì.

Trong 6 tháng năm 2014, sản lượng xuất khẩu đạt 21.580 tấn, giảm 26,67% tương đương 7 nghìn tấn và kim ngạch đạt 9.347.160 USD, giảm 27,89% tương đương 2.954.240 USD so với cùng kì năm 2013.

42

Bảng 4.16: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn 6 tháng năm 2014 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T2014/6T2013 Tuyệt đối % Sản lượng(Tấn) 29.429 21.580 (7.849) (26,67) Kim ngạch(USD) 12.301.400 9.347.160 (2.954.240) (24,02) Đơn giá bình quân

(USD/tấn) 421 488 67 15,91

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

Nguyên nhân sản lượng và kim ngạch giảm là do trong 6 tháng năm 2014, số hợp đồng tăng lên là 40 hợp đồng nhưng số lượng đặt hàng sụt giảm so với năm 2013. Đồng thời công ty còn chịu sự cạnh tranh của Thái Lan với áp lực hạ giá bán gạo sau khi nước này kết thúc chương trình thu mua lúa gạo vào tháng 2/2014. Bên cạnh đó, ở thị trường Châu Phi cũng sụt giảm nhu cầu nhập khẩu. Mặc dù đơn giá bình quân năm trong 6 tháng năm 2014 là 488 USD/tấn tăng 15,91% tương đương 67 USD/tấn so với cùng kì năm 2013 nhưng sản lượng xuất khẩu giảm dẫn đến kim ngạch giảm so với năm cùng kì.

Bảng 4.17: Sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu giai đoạn năm 2011-2013 ĐVT:Tấn Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Trực tiếp 100.010 76.931 44.253 (23.079) (23,08) (32.678) (42,48) Gián tiếp 38.660 12.285 19.693 (26.375) (68,22) 7.408 60,30 Tổng 138.670 89.216 63.946 (49.454) (91,00) (25.270) 18,00

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu phòng xuất nhập khẩu

Qua bảng trên ta thấy rằng xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn xuất khẩu gián tiếp qua các năm. Theo tình hình chung của Công ty thì lượng gạo xuất khẩu trực tiếp giảm qua các năm, năm 2012 lượng gạo xuất khẩu trực tiếp đạt 76.931 tấn, giảm 23,08% tương đương 23.079 tấn so với năm 2011. Năm 2013 là 44.253 tấn và có mức giảm cao nhất 42,48% tương đương 32.678 tấn so với năm 2012. Nguyên nhân giảm ở hai năm 2012 và 2013 là do Công ty xuất khẩu gạo trực tiếp ở thị trường Châu Á chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của sự lên ngôi xuất khẩu gạo ở thị trường Ấn Độ, cùng với các thị trường truyền

43

thống có số lượng nhập khẩu lớn như Philippines, Indonesia và Maylaysia giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng cường tự túc lương thực làm cho việc xuất khẩu trực tiếp bị giảm sút. Về xuất khẩu gián tiếp có sự tăng giảm qua các năm, cụ thể mức giảm cao nhất năm 2012 là 12.285 nghìn tấn, giảm 68,22% tương đương 26.375 tấn so với năm 2011. Nguyên nhân do việc xuất khẩu gián tiếp chủ yếu là các thị trường thuộc Châu Phi và trong năm này nhu cầu của thị trường Châu Phi bị sụt giảm do sự tăng mạnh của xuất khẩu gạo Ấn Độ sang khu vực này, bên cạnh đó Châu Phi là thị trường có nhiều khó khăn để tiếp cận đặc biệt về mặt địa lí, vì vậy đây không phải là thị trường truyền thống và Công ty chưa quan tâm nhiều. Trong năm 2013, xuất khẩu gián tiếp đạt 19.693 tấn, tăng 60,3% tương đương 7.408 tấn so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do năm 2013, Công ty đã tìm kiếm được một số khách hàng mới làm do sản lượng xuất khẩu tăng.

Bảng 4.18: Sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT:Tấn Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch Tuyệt đối % Trực tiếp 20.590 17.620 (2.970) (14,42) Gián tiếp 8.839 3.961 (4.878) (55,19) Tổng 29.429 21.580 (7.849) (69,62)

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu phòng xuất nhập khẩu

Trong đầu năm 2014, xuất khẩu trực tiếp cao hơn xuất khẩu gián tiếp. Tuy nhiên so với cùng kì xuất khẩu trực tiếp đạt 17.620 tấn giảm 14,42% tương đương 2.970 tấn. Nguyên nhân là vì tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty không thuận lợi do sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước cũng như ngoài nước, số lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng giảm. Ngoài ra, xuất khẩu trực tiếp giảm do nhu cầu các thị trường truyền thống Châu Á bị sụt giảm. Hơn nữa, Công ty còn đối mặt với sự trở lại của Thái Lan khi nước này kết thúc chương trình thu mua lúa gạo dự trữ. Xuất khẩu gián tiếp là 3.961 tấn giảm 55,19% tương đương 4.878 tấn so với cùng kì. Nguyên nhân là do nhu cầu Châu Phi giảm do chịu sự cạnh tranh từ phía Ấn Độ, Pakistan.

44 ĐVT: tấn 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Trực tiếp Ủy thác

Hình 4.1 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu giai đoạn năm 2011-6T/2014

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu trực tiếp giảm qua các năm. Năm 2012 đạt 33.249.366 USD, giảm 20,12% tương đương 8.374.697 USD so với năm 2011. Năm 2013, kim ngạch đạt 17.319.022 USD, giảm 47,91% tương đương 15.930.344 USD so với năm 2012.

Bảng 4.19: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu giai đoạn năm 2011-2013

ĐVT:USD Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Trực

tiếp 41.624.063 33.249.366 17.319.022 (8.374.697) (20,12) (15.930.344) (47,91) Gián

tiếp 19.782.900 6.079.563 7.648.655 (13.703.337) (69,27) (1.569.092) 25,81 Tổng 61.406.963 39.328.929 24.967.677 (22.078.034) (89,39) (14.361.252) (22,10)

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

Nguyên nhân giảm qua các năm là do tổng lượng xuất khẩu gạo của công ty giảm qua các năm. Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp vẫn có kim ngạch cao hơn xuất khẩu gián tiếp. Xuất khẩu gián tiếp nhìn chung giảm, trong năm 2012 là 6.079.563 USD giảm 69,27% tương đương 13.703.337 USD so với cùng kì. Nhưng năm 2013 đạt 7.648.655 USD tăng 25,81% tương đương 1.569.092 USD so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 ở thị trường Châu Phi bị sụt giảm nhu cầu dẫn đến kim ngạch giảm. Nhưng năm 2013 số lượng hợp

45

đồng và sản lượng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng so với năm 2012 dẫn đến kim ngạch tăng.

Bảng 4.20: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT:USD Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch Tuyệt đối % Trực tiếp 8.579.180 7.336.279 (1.242.901) (14,49) Gián tiếp 3.722.220 2.010.881 (1.711.339) (45,98) Tổng 12.301.400 9.347.160 (2.954.240) (60,46)

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt 7.336.279 USD giảm 14,49% tương đương 1.242.901 USD so với cùng kì. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường Châu Á bị sụt giảm nhu cầu, hợp đồng xuất khẩu có khối lượng đặt hàng thấp. Xuất khẩu gián tiếp ở mức 2.010.881 USD giảm 45,98% tương đương 1.711.339 USD so với cùng kì. Nguyên nhân là do thị trường Châu Phi chịu sự cạnh tranh của Ấn Độ, Thái Lan. Bên cạnh đó số lượng hợp đồng trong 6 tháng đầu năm sang thị trường này bị giảm so với cùng kì.

Qua những phân tích trên ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trực tiếp giảm qua các năm và thị trường quan trọng đối với xuất khẩu trực tiếp của Công ty là Châu Á. Nguyên nhân là do biến động của thị trường gạo thế giới, nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường các nước Châu Á tăng giảm không đều qua các năm. Mặt khác do đòi hỏi của thị trường ngày càng khắt khe, trước đây khách hàng chủ yếu quan tâm đến giá cả, ngày nay thị trường còn đòi hỏi chất lượng gạo phải đạt tiêu chuẩn họ đưa ra. Ngoài ra còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng mới, nên kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của công ty giảm qua các năm. Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp có sản lượng và kim ngạch cao hơn xuất khẩu gián tiếp. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu gián tiếp chủ yếu là Châu Phi và Châu Âu, chiếm số lượng ít và nhu cầu không ổn định, khó khăn về địa lí, dễ bị cạnh tranh nên Công ty thường xuất khẩu theo hình thức trung gian.

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 51 - 56)