ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.4.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 năm 2014
Trong năm 2011, doanh thu thuần của công ty đạt 1.927 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 101,47%, lợi nhuận đạt 45,153 tỷ đồng so với kế hoạch chỉ đạt 86,83%. Nguyên nhân lợi nhuận không đạt kế hoạch là do 6 tháng đầu năm tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, những tháng cuối năm giá nguyên liệu tăng đột biến, đồng thời chi phí lãi vay cao đã làm giảm lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 đều tăng. Doanh thu năm 2011 tăng 30,86% so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 0,32% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Công ty đã có những nhận định đánh giá và kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra, thận trọng đưa ra những quyết sách theo từng thời điểm, hạn chế ký kết hợp đồng xuất
18
khẩu khi tình hình giá cả trong nước biến động và nguồn cung khan hiếm, chọn thời điểm mua - bán - tồn kho thích hợp nhất để tạo hiệu quả cao nhất. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011- 2013 của Công ty ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối % Tuyệt
đối %
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.927.915 1.649.017 1.651.077 (278.898) (14,47) 2.060 0,12 2. Giá vốn hàng bán 1.813.053 1.579.357 1.574.876 (233.696) (12,89) (4.481) (0,28) 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 114.861 69.660 76.201 (45.201) (39,35) 6.541 9,39
4. Doanh thu hoạt động tài
chính 73.165 55.071 33.696 (18.094) (24,73) (21.375) (38,81)
5. Chi phí tài chính 75.171 47.629 60.308 (27.542) (36,64) 12.679 26,62
Trong đó: chi phí lãi vay 50.766 44.139 44.720 (6.627) (13,05) 581 1,32
6. Chi phí bán hàng 34.952 36.130 43.320 1.178 3,37 7.190 19,9
7. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 36.467 36.749 44.960 282 0,77 8.211 22,34
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 41.435 4.222 (38.692) (37.213) (89,81) (42.914) (1016,44)
9. Thu nhập khác 6.591 1.265 8.718 (5.326) (80,81) 7.453 589,17
10. Chi phí khác 2.874 519 43 (2.355) (81,94) (476) (91,71)
11. Lợi nhuận khác 3.716 746 8.675 (2.970) (79,92) 7.929 1062,87
12. Phần lãi (lỗ) trong công ty liên kết, kinh
doanh
2.632 3.783 4.511 1.151 43,73 728 19,24
13. Tổng lợi nhuận trước
thuế 45.152 8.752 (25.505) (36.400) (80,62) (34.257) (391,42)
14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành 10.542 1.318 - (9.224) (87,5) - -
15. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại - -21 6.513 - - 6.534 31114,29
16. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 34.610 7.455 (18.991) (27.155) (78,46) (26.446) (354,74)
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2011, 2012, 2013
Trong năm 2012, doanh thu đạt 1.649 tỷ đồng giảm 14,47% tương đương 278 tỷ đồng so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.752 triệu đồng giảm
19
80,62% tương đương 36.400 triệu đồng so với cùng kì. Nguyên nhân lợi nhuận không đạt kế hoạch là do thứ nhất lợi nhuận biên của Công ty giảm từ 5,96% năm 2011 xuống còn 4,22% năm 2012, do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 đã giảm 7,1% so với cùng kỳ trong khi giá mua vào không giảm tương ứng. Thứ hai, sản lượng gạo bán ra chỉ bằng 88% so với cùng kỳ. Thứ ba, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng về giá trị tuyệt đối tỷ trọng so với doanh thu: tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu tăng từ 1,81% năm 2011 lên 2,19 năm 2012. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 1,89% năm 2011 lên 2,23% năm 2012.
Trong năm 2013, doanh thu đạt 1.651 tỷ đồng tăng 0,12% tương đương 2.060 triệu đồng so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế âm 25,51 tỷ đồng giảm 391,42% tương đương 34.257 triệu đồng. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là mặt hàng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu gạo của Công ty năm 2013 gặp nhiều khó khăn, sản lượng bán ra thấp, giá bán liên tục biến động giảm, giá bán đầu năm bình quân trên 410 USD/tấn, nhưng có thời điểm giảm dưới 370 USD/tấn, trong khi Công ty mua trữ tại thời điểm giá vốn cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2013 của Công ty bị thua lỗ.
20
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của Công ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch Tuyệt đối %
1. Doanh thu thuần 840.856 634.979 (205.877) (24,48)
2. Giá vốn hàng bán 812.014 608.207 (203.807) (25,10) 3. Lợi nhuận gộp của bộ phận 28.841 26.772 (2.069) (7,17) 4. Doanh thu hoạt động tài chính 14.949 22.110 7.161 47,90 5. Chi phí tài chính 34.582 23.205 (11.377) (32,90) Trong đó: chi phí lãi vay - - - - 6. Chi phí bán hàng 23.192 19.483 (3.709) (15,99) 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.101 17.305 (2.796) (13,91) 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh - - - - 9. Thu nhập khác - - - - 10. Chi phí khác - - - - 11. Lợi nhuận khác 3.508 15.380 11.872 338,43 12. Phần lãi (lỗ) trong công ty liên
kết, kinh doanh 2.830 - - -
13. Lãi (lỗ) trước thuế TNDN (27.746) 4.268 32.014 115,38
14. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp - 2.760 - - 15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (290) 1.724 2.014 694,48 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (27.455) 3.233 30.688 111,78
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 6 tháng năm 2014 của Công ty
Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu của Công ty đạt 634.979 triệu đồng, so với cùng kì giảm 24,48% tương đương 205.877 triệu đồng so với cùng kì. Nguyên nhân do sản lượng gạo xuất khẩu và cung ứng nội địa giảm. Trong đầu năm 2014 Công ty không có nhiều hợp đồng chuyển sang từ cuối năm 2013. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines ngày càng nổ lực trong chính sách tự túc lương thực làm giảm lượng cầu gạo. `Ngoài ra, chính phủ Thái Lan vừa kết thúc chương trình thu mua lúa gạo dự trữ dẫn đến nguồn cung gạo xuất khẩu dồi dào với giá thấp. Ở thị trường nội địa, vụ lúa Đồng Xuân 2014 trúng mùa nên việc kinh doanh ở thị trường nội địa gặp khó
21
khăn. Hơn nữa sự cạnh các doanh nghiệp trong ngành cũng làm cho lượng gạo kinh doanh không đạt kết quả cao.
Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế đạt 4.268 triệu tăng 115,38% tương đương 32.014 triệu so với cùng kì. Nếu như ở cùng kì lợi nhuận ở mức âm do mua gạo vào với giá cao và bán với giá thấp dẫn đến lãi không cao, doanh thu thuần ở cùng kì vào khoảng 840 tỷ đồng nhưng trừ giá vốn thì lãi khoảng 28 tỷ đồng, nhưng đầu năm nay tuy sản lượng bán bị giảm và doanh thu ở mức 634 tỷ đồng nhưng có lãi khoảng 26 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Công ty bán được gạo với giá cao kéo theo lợi nhuận khả quan hơn.
3.4.2 Kết quả kinh doanh từng bộ phận
3.4.2.1 Tình hình kinh doanh gạo
Trong năm 2011, sản lượng gạo bán ra của công ty đạt 181.135 tấn với doanh thu đạt 1.912.456 triệu đồng. Trong năm 2012, sản lượng gạo bán ra đạt 159.219 tấn giảm 12,1% tương đương 21.919 tấn, với doanh thu là 1.583.115 triệu đồng giảm 17,22 % tương đương 1.263.637 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sản lượng giảm là do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường truyền thống của công ty giảm nhu cầu, Công ty còn chịu sự cạnh tranh của nước xuất khẩu gạo lớn là Ấn Độ và Thái Lan. Bên cạnh đó, giá gạo trong năm 2012 bị giảm dẫn đến kim ngạch thu về không cao.
Bảng 3.4: Tình hình kinh doanh gạo của Công ty giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản lượng mua
vào (tấn) 194.885 179.786 149.713 (15.099) (7,75) (30.073) (16,73) Sản lượng bán ra
(tấn) 181.135 159.216 149.297 (21.919) (12,10) (9.919) (6,23) Doanh thu thuần
(triệu đồng) 1.912.4 56 1.583.115 1.263.637 (329.341) (17,22) (319.478) (20,18) Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 44.540 7.126 (31.688) (37.414) (84,00) (38.814) (544,68)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2011, 2012, 2013
Trong năm 2013, sản lượng gạo bán ra đạt 149.297 tấn giảm 6,23% tương đương 9.919 tấn so với năm 2012. Về doanh thu đạt 1.263.636 triệu đồng giảm 20,18% tương đương 319.478 triệu đồng so với cùng kì. Nguyên nhân dẫn đến sản lượng và doanh thu giảm là do nhu cầu của các thị trường Châu Á
22
tiếp tục giảm theo tình hình chung của cả nước. Công ty tiếp tục chịu sự cạnh tranh của gạo Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan.
3.4.2.2 Tình hình kinh doanh thức ăn thủy sản và nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản (NLCBTATS)
Trong năm 2011, công ty chưa có nhà máy chế biến thức ăn thủy sản nên trong năm này không có số liệu về tình hình kinh doanh thức ăn thủy sản. Sản lượng kinh doanh NLCBTATS trong năm 2012 đạt 7.616 tấn, doanh thu các mặt hàng này đạt 53.462 triệu đồng chiếm tỷ lệ 3,2% trên tổng doanh thu toàn Công ty, lợi nhuận đạt 1.128 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 12,8% trên tổng lợi nhuận toàn Công ty. Năm 2013 đạt 30.093 tấn tăng 295% tương đương 22.477 tấn so với cùng kì, doanh thu đạt 328.047 triệu đồng tăng 511% tương đương 274.405 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 20% trên tổng doanh thu toàn Công ty. Như vậy sản lượng và doanh thu năm 2013 cao hơn năm 2012 nhưng lợi nhuận mang lại cao hơn không nhiều so với cùng kỳ.
Bảng 3.5: Tình hình kinh doanh thức ăn thủy sản của Công ty giai đoạn 2012- 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Sản lượng (tấn) - 7.616 30.093 22.477 295,13
Doanh thu thuần (triệu đồng) - 53.642 328.047 274.405 511,55
Lợi nhuận trước thuế (triệu
đồng) - 1.128 1.244 116 10,28
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012, 2013
Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận không tăng cao dù sản lượng tăng đáng kể là do thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới năm 2013 biến động thất thường, đứng mức cao trong tháng 1/2013 và giảm trong 5 tháng liên tiếp, sau đó hồi phục trở lại trong 2 tháng cuối năm 2013. Tính chung, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012, do nguồn cung dồi dào và nhu cầu suy giảm. Ngược với xu hướng giá thế giới thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chế biến thức ăn trong nước năm 2013 đã tăng 2,5% so với cùng kỳ do phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có quá nhiều phí, trong đó phí vận chuyển của Việt Nam luôn tăng cao hơn các nước trong khu vực. Chính vì thế mà tình hình kinh doanh thức ăn thủy sản và nguyên liệu chế biến thức ăn của Công ty trong năm càng gặp khó khăn hơn do nhu cầu tiêu thụ cá sụt giảm, các vùng nuôi
23
bán cá thu hồi vốn chậm, nên Công ty không mạnh dạn đầu tư vì rủi ro công nợ.
3.4.2.3 Tình hình kinh doanh bao bì
Năm 2012, sản xuất bao PP các loại đạt số lượng 6.337.248 chiếc giảm 10,98% tương đương 781.583 chiếc so với năm 2011, tiêu thụ đạt 4.712.031 chiếc giảm 20,75% tương đương 1.234.094 chiếc so với cùng kì. Lợi nhuận trong năm đạt 498 triệu đồng giảm 20,69% tương đương 3.199 triệu đồng so với cùng kì, chiếm 5,7% trong tổng lợi nhuận của Công ty. Năm 2013, số lượng sản xuất là 4.246.564 chiếc, giảm 32% so với cùng kỳ. Số bao PP tiêu thụ là 3.810.846 chiếc, giảm 37% so với cùng kỳ. Như vậy, các chỉ tiêu trong năm 2013 đều giảm so với năm 2012, riêng chỉ tiêu lợi nhuận của công ty bị âm.
Bảng 3.6: Tình hình kinh doanh bao bì của Công ty giai đoạn 2012-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản xuất(chiếc) 7.118.831 6.337.248 4.246.564 (781.583) (10,98) (2.090.684) (32,99) Tiêu thụ (chiếc) 5.946.125 4.712.031 3.810.846 (1.234.094) (20,75) (901.185) (19,13) Doanh thu thuần (triệu đồng) 15.459 12.260 9.915 (3.199) (20,69) (2.345) (19,13) Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 612 498 (217) (114) (18,63) (715) (143,57)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013
Nguyên nhân sản lượng bao bì giảm là do số lượng ký hợp đồng xuất khẩu ít. Một số khách hàng xuất khẩu chỉ định đơn vị cung cấp bao bì. Bên cạnh đó giá bao PP của Công ty không cạnh tranh được với các cơ sở sản xuất tư nhân do Công ty phải chịu thuế GTGT 10%. Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt của các cơ sở trong ngành cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh bao bì.